Wikimua Uncategorized Dưa món chua ngọt

Dưa món chua ngọt

Dưa món chua ngọt

Mọi người thường nghĩ rau, củ , quả là thực phẩm chủ yếu để chế biến các món ăn như luộc, xào…tuy nhiên hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một món ăn có thể dùng để ăn kèm với các món khác nhau, mà lại rất thơm ngon, giòn tan, không ngấy vào những ngày tết nhé, đó là món dưa món chua ngọt.


Dưa món là món ăn phổ biến trong ngày tết ở miền Nam bộ và Trung bộ của nước ta. Nhưng hiện nay phổ biến trong cả nước không chỉ trong ngày tết mà nó xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là món đem lại cho chúng ta cảm giác thanh mát, vừa vặn, ăn kèm với thịt chiên nướng, bánh chưng , bánh tét thì rất ngon, đậm đà mà chứa nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe mọi thành viên trong gia đình.ư


Các bà nội trợ đã rất nhiều người thử sức với món ăn này, nhưng có nhiều người ăn thấy hương bị chưa ngon bằng món dưa món bán ngoài chợ. Cũng có nhiều người muốn biết lý do mình làm sai bước nào. Vì vậy hôm nay bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả tất cả những mẹo cần thiết món dưa món về cách lựa chọn rau củ quả, cách chế biến và đặc biệt cách nấu mắm nhé !

Chuẩn bị nguyên liệu
Đu đủ xanh
Củ cà rốt
Củ cải
Củ su hào
Hành tím
Hành trắng chưa xuống củ nhiều
Dưa leo
Ớt trái , đường, nước mắm, tỏi
Muối, bột ngọt
Hũ thủy tinh muối rau củ

Cách làm
Sơ chế nguyên liệu
Tất cả các nguyên liệu rau củ quả phải thật tươi, không úa, ũng hay bị thối và chín quá.

Đu đủ xanh: Đu đủ chúng ta phải chọn màu xanh, dưa sẽ ngon hơn, không chọn đu đủ chín quá, làm hỏng hết vị của dưa nhé. Đu đủ chúng ta gọt vỏ, bỏ hết hạt bên trong quả .

Cà rốt: Các bạn chọn cà rốt tươi màu, củ dài thon thì sẽ rất ngon, ngọt, giòn. Chúng ta dùng nạo gọt sạch vỏ bên ngoài đi nhé.


Su hào: Chọn củ su hào non là tốt nhất, khi ăn sẽ không có sơ mà khiến dưa mềm. Su hào chúng ta cũng đem gọt sạch vỏ, nếu chọn phải củ có sơ, ta nên gọt sâu hơn một chút để tránh có sơ, khiến món dưa mất ngon.

Củ cải trắng: Chúng ta chọn củ thon dài, màu trắng tươi, gọt sạch bỏ bên ngoài .

Dưa leo: Chọn quả xanh, thon gọn, không nên chọn quả phình to quá vì như vậy sẽ rất nhiều hạt, nước nhiều nhé. Chúng ta cắt đôi dọc quả dưa leo ra, dùng chiếc muôi nhỏ cạo sạch hạt bên trong đi nhé. Đây là cách giúp ăn dưa leo được giòn hơn.


Hành : Đối với hành chưa xuống củ, chúng ta cắt phần lá đi, tước bỏ phần rễ, bụi đất bám bẩn. Củ hành tạo mùi thơm cho dưa và nhìn hũ dưa bắt mắt hơn.

Hành tím: vì là hành khô bên chúng ta cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài và rễ . Chúng ta bóc rồi để cả củ, vì vậy cần chọn củ có kích thước vừa phải, không to quá để gia vị ngấm được nhanh. Để cho đỡ cay mắt đi cắt hành thì chúng ta nên để 1 bát nước trước mặt rồi bóc hành nhé.


Tỏi: Bóc vỏ , rồi rửa sạch.

Sau khi đã sơ chế nguyên liệu xong chúng ta đem rửa sạch và để khô ráo.

Cùng nhau cắt tỉa các loại rau củ quả theo ý mình thích, nhưng cắt hình thoi, mỏng, hay hình hoa trang trí bắt mắt hay cắt theo hình răng cưa . Chúng ta không nên thái dày quá nhé vì gia vị sẽ không ngấm đều, lâu chua.


Chuẩn bị một hỗn hợp nước ấm để nguội, cho 1 chút muối hòa tan, đổ tất cả nguyên liệu mình vừa cắt xong vào dung dịch nước muối đó khoảng 30 phút để rau củ quả mềm ra, vừa an toàn , vừa khử hết chất bẩn trong nguyên liệu.

Sau thời gian ngâm đã đạt, chúng ta vớt nguyên liệu ra rổ để ráo nước.

Dùng chiếc mâm hoặc nia rải đều nguyên liệu lên để phơi nếu có nắng to, hoặc có lò sấy thì chúng ta đem sấy rau củ quả cho héo lại và ăn dưa sẽ giòn hơn.


Khâu phơi rau củ quả rất quan trọng, nếu không phơi được nắng thì dưa sẽ không được giòn đâu các mẹ nhé.

Cách nấu nước mắm
Dùng một chiếc tô lớn, bắt đầu đổ nguyên liệu vào pha:

Đổ đường và nước mắm ( tỷ lệ 1 bát đường thì 2 bát mắm – tùy theo mắm nhạt hay mắm mặn nhé). Nếu nước mắm mặn thì chúng ta nêm thêm một bát nước lọc vào hỗn hợp.


Chúng ta cho thêm 1 chút đường phèn vào hỗn hợp nhé, đường phèn sẽ giúp dưa món ngọt thanh hơn.

Bắc nồi mắm lên bếp , vừa đun vừa khuấy đều cho tan đường để giúp cho đường tan, tuy nhiên chú ý trách để nồi mắm bị tràn ra ngoài nhé.

Ngâm dưa món
Sau khi dưa món đã đạt chuẩn, héo lại, thì chúng ta đem bỏ vào một chiếc hũ thủy tinh, loại hũ này có thể chứa 5 lít, 10 lít hoặc to hơn nữa tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình đình, hũ này được bán rất nhiều ngoài thị trường.


Nguyên liệu cho vào hũ gồm: su hào, cà rốt, đu đủ, hành, hành tím, dưa leo, củ cải, tỏi , ớt trái đã phơi héo.

Sau khi dồn hết dưa vào bình, chúng ta chờ mắm nguội rồi đổ vào ngập dưa. Dùng 1 cái đĩa nhỏ hoặc nan tre nhỏ ép dưa xuống chặt và một miếng bóng nilon đậy kín nắp, sau đó đậy nắp chặt lại.


Chúng ta để hũ dưa khoảng 2 -3 ngày cho mắm ngắm đều vào dưa, khiến dưa chua chua, ngọt ngọt, cay cay . Múc ra đĩa và chuẩn bị thưởng thức thôi nào.

Cách thưởng thức dưa món
Dưa món rất phổ biến trong ngày tết ở Trung , Nam Bộ. Có thể tùy theo khẩu vị mà người ta có thể làm dưa bằng các rau củ quả khác nhau. Nhưng đây là món ăn rất riêng biệt, ăn thanh mát, đánh tan vị béo ngậy của thịt chiên, thịt nướng, bánh chưng, bánh tét, hay bia rượu.

Hương vị ngày tết mà không có dưa món đã bớt đi bao phần thi vị trong ẩm thực, bởi lẽ dưa cà truyền thống đi liền với thịt mỡ, bánh chưng xanh.


Chúng ta ăn món này cũng rất đơn giản, chỉ cần gắp phần dưa ra bày ở đĩa, ăn kèm với thịt, cơm, hay có thể kẹp với cách loại bánh mì, bánh phở cuốn…rất ngon, chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh, mùi vị của nó không thể lẫn vào đâu được.

Tết đang đến thật gần với mọi nhà, các bà mẹ hãy cùng nhau vào bếp để làm món dưa món dành tặng cho cả gia đình nhé, mẹ đảm cơm ngon, gia đình hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post