Wikimua Uncategorized Sự thay đổi của sữa mẹ và cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ

Sự thay đổi của sữa mẹ và cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ

Sự thay đổi của sữa mẹ và cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ

Sữa mẹ là cung cấp nhiều loại đạm, vitamin, khoáng chất và các chất miễn dịch (globylin), là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên ít ai biết được rằng thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để phù hợp với sự phát triển của bé. Hãy cùng nhau tìm hiểu các giai đoạn thay đổi của sữa mẹ và cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ nhé các bạn.

I/. Các giai đoạn thay đổi của sữa mẹ

1. Sữa non (sữa đầu): khoảng 05 ngày đầu sau khi sinh

Trong thai kỳ và khoảng 5 ngày đầu sau khi sinh, sữa mẹ ở giai đoạn sữa non có dạng chất đặc dính, màu vàng hay màu kem nhạt, được tuyến vú tiết ra với số lượng nhỏ. Sữa non giàu đạm (protein), carbonhydrate, vitamin tan trong chất béo, khoáng chất và các globulin miễn dịch chứa ít chất béo (các kháng thể truyền từ mẹ sang con). Nhờ vậy, sữa non sẽ truyền các dưỡng chất và kháng thể dạng đặc sang bé, giúp tăng cường miễn dịch thụ động, bảo vệ bé khỏi một loạt các bệnh do vi khuẩnvà virus. Chính vì lý do đó mà sữa non còn được gọi là “sữa miễn dịch”.

2. Sữa chuyển tiếp: từ ngày 06 – ngày 14

Khoảng từ 6 đến 14 ngày sau sinh, sữa được tiết ra khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành hình thành là sữa chuyển tiếp. Loại sữa này chứa nhiều calo hơn sữa non và có thành phần gồm hàm lượng chất béo, đường lactose, và các vitamin tan trong nước.

3. Sữa trưởng thành (sữa già): từ ngày 15 trở đi

Từ ngày 14 sau sinh, sữa mẹ lúc này được gọi là sữa trưởng thành hay sữa già hoặc sữa đủ tuổi.

* Thành phần của sữa trưởng thành gồm có:

  • 90% là nước giúp cơ thể bé ngậm nước,
  • 10% còn lại là carbohydrates, protein, và chất béo cần thiết cho cả tang trưởng và năng lượng.

Lúc này, sữa trưởng thành giàu protein, DHA và ARA – hai loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, đồng thời chứa lactose – một loại carbohydrate dạng đường giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển mô não, hệ thần kinh trung ương và các vi khuẩn có ích trong đường ruột.

Ngoài ra, lactose có vị ngòn ngọt, giúp bé bú sữa mẹ ngon miệng hơn.

cac-giai-doan-thay-doi-cua-sua-me

Sữa mẹ có nhiều sự thay đổi trong những ngày đầu bé chào đời

* Có hai loại sữa trưởng thành:

(1) Sữa đầu cữ bú: Đây là loại sữa được tìm thấy trong thời gian đầu của thức ăn và chứa nước, vitamin và protein. Chúng được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu cho bú.

(2) Sữa cuối cữ bú: Đây là loại sữa xảy ra sau khi phát hành ban đầu của sữa. Nó có chứa hàm lượng cao chất béo và cần thiết cho sự tang cân của bé.

II/. Cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ

cach-dam-bao-dinh-duong-cho-sua-me

Mẹ ăn uống đủ chất sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ, giúp bé phát triển toàn diện

 

Dưới đây là một số điều các mẹ cần lưu ý để biết cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ, đảm bảo chất lượng sữa để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng

– Đầu tiên và quan trọng nhất là các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo ăn uống bổ sung đầy đủ các loại đạm, vitamin và khoáng chất:

  • Nên ăn cá 2 lần/tuần vì đây là nguồn dinh dưỡng giàu i-ốt và chất đạm, đồng thời cung cấp LC-PUFAs như DHA cho mẹ và bé.
  • Các mẹ cần bổ sung khoảng 28g chất đạm (protein)/ 1 ngày trong thời gian cho bé bú.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc.

– Đảm bảo ăn uống đúng giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

– Cần uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – PGĐ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, các bà mẹ nên bổ sung nhiều hơn 500 Kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu thông thường để giúp mẹ sản xuất 750ml sữa cho bé trong một ngày, ngoài ra cần thiết lập một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng.

2. Những điều cần tránh:

– Không nên ăn kiêng hoặc giảm cân quá nhanh vì có thể dẫn đến việc phóng thích các chất có hại được chứa trong chất béo cơ thể vào sữa mẹ.

– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá và tránh uống rượu (kể cả hút thuốc thụ động) vì rất nguy hiểm, 2 loại chất này khi hấp thụ vào máu sẽ gây độc tố cho sữa mẹ.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nếu không có ý kiến của bác sỹ.

– Cảnh giác với thực phẩm cũ, ôi thiêu, có thể gây khó tiêu và gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống) để bảo đảm an toàn cho bé mẹ nhé.

– Không nên uống trà hoặc cafe, chất caffein sẽ làm cho bé khó ngủ và trở nên cáu gắt.

Lời kết

Các mẹ cứ hiểu đơn giản rằng trong giai đoạn cho con bú, các mẹ ăn gì thì các bé sẽ nếm thứ đó. Qua nội dung các giai đoạn thay đổi của sữa mẹ và cách đảm bảo dinh dưỡng cho sữa mẹ ở trên chắc các mẹ đã hiểu và biết cách chọn lựa những thực phẩm bổ dưỡng cho khẩu phần ăn của mình rồi đúng không nào? Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh và luôn đong đầy tình yêu thương, ấm áp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post