Bún chả Hà Nội
Bún chả là món ăn đặc trưng của người Hà Nội, đây là món ăn có hương vị đậm đà, lạ miệng, rất hấp dẫn dành cho tất cả mọi người. Dù người của Việt Nam hay người nước ngoài khi ăn một lần bún chả là nhớ mãi về món ăn, nhớ mãi về Việt Nam.
Giống như những món ăn đặc trưng khác của người Việt Nam như bánh chưng, bánh tét thì bún chả trở thành món ăn không thể thiếu trong ẩm thực của Việt Nam với bạn bè thế giới. Món ăn có hương bị thanh mát của bún tươi , ăn kèm thịt nướng, dưa chua hoặc dưa món, nhâm nhi cùng rau thơm, tất cả mùi vị đó hòa quện với nhau tạo nên hương vị rất đặc trưng của món ăn.
Đối với nhiều người, cứ ăn bún chả là phải ăn tại nhà hàng bún chả, mà phải bún chả Hà Nội mới đã cơn them. Nhưng hiện nay có rất nhiều bà nội trợ muốn tự tay vào bếp làm món bún chả chiêu đãi cả gia đình mà vẫn mang hương bị bún chả Hà Nội nhé.
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho quý các bạn cách làm bún chả thơm ngon đúng vị bún chả Hà Nội tại nhà.
Nguyên liệu
Bún tươi
Thịt ba chỉ, thịt nạc vai
Cà rốt, su hào
ớt, tỏi, hồ tiêu, chanh, hành củ tươi, hành tím
Đường, nước mắm, bột canh, bột ngọt
Nước hàng
Dầu ăn, nước tương, mật ong
Rau thơm
Cách chọn nguyên liệu
Chọn thịt : Chúng ta không nên chọn thịt nạc quá, cũng không nên chọn thịt mỡ quá trong món ăn. Đặc biệt thịt phải mua thịt tươi, vừa mổ xong, không mua thịt ôi, thiu, hoặc thịt lợn chết, vì trên thị trường đang bán rất nhiều thịt lợn không đảm bảo chất lượng.
Bún: Phải mua bún dùng ngay, không nên để qua 1 thời gian mới dùng, vì bún sẽ chua, ăn sẽ không ngon làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
Rau thơm: Ăn bún chả chúng ta chọn các loại rau như : Rau xà lách, rau húng, rau mùi, rau tía tô….Tất cả các loại rau thơm phải non, sạch và không bị dập nát.
1. Cách sơ chế thịt nướng
2 loại thịt sau khi mua về chúng ta để riêng và chế biến như sau
Thịt ba chỉ: chúng ta cắt miếng vừa phải để riêng ra 1 đĩa.
Thịt nạc vai:Chúng ta dùng máy xay sinh tố sử dụng cối xay thịt để xay thịt, thịt không nên xay quá nhỏ, chỉ cần xay rối là được.
Chuẩn bị nước ướp thịt:
Tỏi, hành, hành tím đập dập chia thành 2 phần, cho vào 2 hỗn hợp thịt vừa thái. Mỗi 1 loại thịt chúng ta ướp 1 thìa nước hàng hoặc sì dầu đen, tiêu xay, 1 muỗng dầu hào, nước mắm, nước tương, mật ong. Dùng đũa trộn đều gia vị cho ngấm vào thịt của 2 phần.
Sau khi trộn xong chúng ta ướp thịt khoảng 15 phút cho tất cả gia vị ngấm vào nhau.
Trong thời gian chuẩn bị thịt chúng ta tranh thủ đi làm công đoạn làm dưa món nhé.
2.Cách làm dưa chua ăn kèm bún chả
Cà rốt và su hào chúng ta thái mỏng, hình vuông nhỏ hoặc cắt tỉa thành hình hoa để trang trí, thái xong chúng ta ngâm vào hỗn hợp nước muối để cho phần dưa được mềm ra và sau này ăn rất giòn
Sau khi ngâm xong chúng ta rửa qua nước sạch rồi vớt dưa ra, bắt đầu trộn gia vị để muối.
Cách làm dưa món chua ngọt đặc trưng ngày tết
Tỏi, ớt đem băm nhuyễn, cho vào hỗn hợp nước lọc khoảng 10 thìa con, cho đường, nước mắm, chanh tùy theo khẩu vị ăn ngọt cay mà nêm cho vừa vặn.
Tiếp theo đổ phần nước vừa pha vào cà rốt và su hào, nêm thêm một chút dấm để dưa nhanh chua, thanh mát.
Để hỗn hợp ướp khoảng 30 phút để gia vị ngấm vào dưa chua.
3.Cách nướng thịt thơm ngon
Sau thời gian ướp thịt đã ngấm gia vị chúng ta bắt đầu tiến hành nướng thịt, công đoạn ướp gia vị rất quan trọng, đó là khâu quyết định xem thịt có mùi vị bún chả đặc trưng không.
Dùng bếp nướng thịt để thực hiện công đoạn này, khi bếp nóng bắt đầu dải các miệng đều lên mặt bếp để chúng ta nướng. Nướng thịt thái trước sau đó mới nướng thịt viên.
Tìm hiểu về các loại bếp nướng than hoa phổ biến hiện nay
Khi nướng chúng ta lật đều tay tránh thịt bị cháy 1 mặt, khi nướng thịt chúng ta có thể quệt chút mật ong vào thịt để thịt có màu vàng tự nhiên.
Sau thịt thịt chín chúng ta gắp thịt ra đĩa và bắt đầu trưng bài ra cho gia đình cùng thưởng thức.
4.Cách thưởng thức bún chả Hà Nội
Mùi thơm đã làm nức mũi chúng ta rồi , chuẩn bị thưởng thức thôi.
Bún chúng ta dùng kéo cắt vừa miếng ăn, bày lên 1 chiếc đĩa. Rau sống chúng ta cho vẩy cho kiệt nước rồi bày lên đĩa.
Món dưa góp chúng ta ăn kèm theo nước chấm, nếu ăn ăn có thể cho chung vào nước chấm luôn được. Rồi gắp bún, rau sống , thịt chung vào dưa và nước chấm rồi cùng ăn, thật là thơm ngon phải không nào.
Thời tiết lạnh, chúng ta hãy đun nóng phần nước chấm lên ăn kèm với bún, thịt, dưa góp thì thêm ấm dụng hơn nhé.
Nếu ăn thấy thịt thơm ngon, cay cay hòa với vị chua giòn của dưa góp, mùi đặc trưng của rau thơm là chúng ta đã có món bún chả ngon rồi đấy.
Người miền ngược, miền xuôi, trong nước ngoài nước dù đã từng 1 lần thưởng thức món bún chả Hà Nội thì sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng của nó. Bún chả là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực của người Hà Nội, nó là đại điện cho hương hồn của quê hương.
Hãy cố gắng dành một chút thời gian cùng nhau vào bếp làm món bún chả để cải thiện bữa ăn trong gia đình luôn đổi mới, giúp mọi người sát lại gần nhau hơn. Tết đến xuân về đây cũng là món ăn giúp chúng ta không bị ngấy mà rất dễ ăn trong những ngày tất niên, hội họp đầu năm.