Wikimua Uncategorized Cách làm giò lụa ngày tết

Cách làm giò lụa ngày tết

Cách làm giò lụa ngày tết

Giò lụa là món ăn truyền thống trong nền ẩm thực Việt Nam. Giò lụa có nguồn gốc từ lâu đời trong dân gian, đi kèm với bánh trưng xanh, bánh giày tròn. Ngày tết cổ truyền không có khoanh bánh giò dâng lên bàn thờ tổ tiên là cái tết không trọn vẹn.

Ngày nay, giò lụa phổ biến không chỉ trong những ngày tết ý nghĩa mà còn xuất hiện rất nhiều trong bữa cơm hàng này. Giò lụa ăn ngọt thơm ngon, giòn sần sật, vì ngọt của thịt lợn hòa với vị cay tê đầu lưỡi của hạt tiêu sẽ khiến chúng ta thấy rất ngon miệng.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán giò lụa, tuy nhiên lại có nhiều nhà bán giò có chứa chất hàn the hoặc chất carageenan , đây là những chất cấm của Bộ y tế, nếu ăn nhiều khiến sức khỏe bị ảnh hưởng . Vì vậy rất nhiều các bà nội trợ tự tay vào bếp làm giò lụa để cho gia đình mình thưởng thức rât ngon mà đảm bảo sức khỏe.

Hôm nay bài viết sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm giò lụa tại nhà thơm ngon.

1.Cách làm giò lụa tại nhà thơm ngon

Nguyên liệu:
Thịt nạc vai (thịt thăn hoặc thịt chân giò)
Khuôn làm giò
Hạt tiêu, mỡ khổ lợn
Bột ngọt, hạt nêm, bột canh, nước mắm ngon, đường
Bột năng (bột bắp)
Bột nở, bột tỏi
Lá chuối
Máy xay sinh tố
Cách chọn thịt làm giò : Thịt lợn phải là thịt tươi, vừa mổ xong, mạch vẫn đập, nóng hỏi mới đảm bảo được chất lượng của giò lụa


Thịt phải là thịt nạc vai, thịt thăn hoặc thịt chân giò của con lợn thì chúng ta mới có thể làm được giò, còn khi xay chúng ta pha chút mỡ sau. Thịt đỏ tươi, mua tại những nơi có nguồn gốc an toàn, tránh mua thịt ôi thiu nhé.

Cách làm:
Bước 1: Xay thịt lợn

Thịt lợn sau khi lọc ra từ con lợn sống mà đem say ngay thì tốt nhất, nếu không thịt tươi đem về cắt miếng vừa , rồi đem để ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút rồi mới đem xay, để cho thịt cứng. Chú ý thịt chúng ta không rửa trước khi xay để cho thịt có chất kết dính.

Cắt miếng nhỏ để cho dễ xay nhé, chia số thịt thành nhiều lần, để có thể xay dễ dàng hơn. Cho thịt và mỡ với lượng cứ 1 kg thịt nạc thì chúng ta cho 1,5 lạng thịt mỡ. Xay nhuyễn hỗn hợp này lên bao giờ thịt nhuyễn có màu hồng nhạt (giống như thịt băm ) thì đổ ra bát để lát chúng ta trộn nguyên liệu. Khi xay không nên xay liền, mà xay 15 giây lại tắt máy 1 lần để tránh hỏng máy nhé.


Sau khi có hỗn hợp thịt xay chúng ta trộn nguyên liệu. Bắt đầu cho bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, bột bắp, bột nở, bột tỏi, đường, nước mắm trộn đều hỗn hợp lên .

Đợi khoảng 5 phút sau khi hỗn hợp đã trộn đều ngấm gia vị, chúng ta lại bắt đầu xay lên, lần này chúng ta xay thành giò sống luôn.

Mỗi lần xay tương tự như trên, chúng ta xay ít một, trong khi xay chúng ta cho 1 ít đá bào vào thịt để cho thịt không bị tái và có 1 chút nước để xay trơn hơn, xay nhả nút để máy xay được nghỉ, rồi xay tiếp, khi nào nhỏ mịn thì chúng ta đổ ra bát nhé.


Giò sau khi xay xong chúng ta để ngăn đá tủ lạnh cho thịt đông cứng lại nhé. Tiếp tục lại bỏ ra xat thành giò sống thì mới có thể bó giò được.

Bước xay thịt này rất quan trọng, nếu xay không được nhỏ mịn sẽ dẫn đến giò không được mịn , lỗ dỗ và bị bở.

Bước 2: Bó giò

Lá chuối trước khi quấn giò phải rửa sạch, lau khô nước bằng khăn sạch, rồi đem phơi ngoai nắng khoảng 1 giờ đồng hồ hoặc có thể trần nước sôi mục đích cho lá héo lại dế quấn hơn. Giò quấn lá chuối tăng độ thơm của giò mà đảm bảo an toàn khi luộc nhé.


Dùng khuôn bó thì giò sẽ đẹp mắt hơn, đặt lá chuối lót vào khuôn, cho giò sống vào, bắt đầu nẹn cho chặt tay để giò không có những lỗ trỗ khi ăn. Còn nếu không có khuôn chúng ta bó giò bằng lá chuối nhưng phải vỗ cho 2 đầu bằng phẳng, rồi dùng dây quấn chặt bó giò nhé.

Nếu ăn chúng ta có thể bó thành kích cỡ khác nhau vừa miếng ăn, hoặc bó khuôn thì có size sẵn rồi.

Bước 3: Hấp giò lụa

Hấp giò chúng ta có thể dùng nồi hấp hoặc nồi cơm điện. Đặt giò vào nồi bắt đầu đun, để đun xôi khoảng 30 đến 40 phút, mở vung kiểm tra, nếu chưa thấy giò chín chúng ta hấp khoảng 10 phút nữa nhé.


Vớt giò ra để nguội rồi mới bắt đầu cắt nhé.

Miếng giò liền, không lỗ trỗ nhiều, ăn ngọt, đậm vị , chắc là đã đạt yêu cầu nhé.

2.Thưởng thức giò lụa

Giò lụa thường được bày ra theo khoanh tròn, cắt đều hình tam giác, tâm ở giữa. giò thường ăn kèm với bánh chưng xanh ngày tết đỡ ngấy, ăn với cơm trong bữa ăn hàng ngày.

Giò xào rất thơm ngon nếu chúng ta ăn kèm với nước mắm pha chanh tỏi ớt, hạt tiêu thì sẽ vô cùng đậm đà.


Giò xào ngày nay còn được chế biến thành nhiều món khác nhau, như giò xào miến, giò nấu bún, giò chiên,…vô cùng thơm ngon bổ dưỡng, ngọt vị, ăn không hề ngấy.

Tự làm giò lụa ở nhà thì chỉ cần thích là chúng ta đã có thể tự chê biến cho mình những món ăn yêu thích mà không cần phải đi ra ngoài chợ vừa đắt đỏ , vừa không đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

3.Cách bảo quản giò

Ngày xa xưa, ông bà ta thường bảo quản giò bằng cách gói lá chuối rồi treo lên xà ngang của nhà để bảo quản, tránh chuột bọ, khô thoáng không bị ôi thiu.

Ngày nay chúng ta cũng có thể bảo quản theo cách này nhưng có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, vô cùng an toàn và để lâu phục vụ cho nhu cầu ăn tết của mọi gia đình.

Giò lụa, có thể ăn được lâu, mỗi hôm chúng ta cắt 1 khoanh để cho gia đình mình thưởng thức hoặc xào miến cùng mọc nhĩ, sẽ là bữa ăn đáng nhớ dành cho mọi người nhé.

4.Ý nghĩa của giò lụa

Từ xa xưa, giò lụa không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền, giò lụa biểu tượng cho nét văn hóa ẩm thực Việt. Người Việt chưa được ăn giò lụa thì thật là đáng tiếc và đáng trách.

Giò lụa từ dân gian đã có trên mâm cỗ đầy nếu gia đình có điều kiện , khá giả thuộc hàng vua chúa, quý tộc. Nó biểu trưng cho nét ẩm thực thanh cao sang trọng.

Ngày nay, giò lụa chưa bao giờ mất đi nét đẹp đó cả, trong mẫm cỗ tất niên, thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng có khoanh giò lụa, đĩa bánh chưng, điều đó đã đi vào tâm khảm mỗi người.


Nét đẹp của ẩm thực không bao giờ mất, dù ở phương trời nào, cứ là người Việt Nam đều biết đến khoanh giò lụa.

Vì vậy hãy cùng gia đình mình tự chính tay mình làm giò lụa tại nhà để thờ cúng tổ tiên nhân dịp tết Nguyên đán, cảm ơn tổ tiên về một năm đã qua, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc bền lâu. Đồng thời chúng ta làm giò lụa để tặng bạn bè vô cùng ý nghĩa.

Chúng ta cố gắng giữ gìn truyền thống ẩm thực ngày tết chính là đã giữ văn hóa riêng cho dân tộc Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post