Wikimua Uncategorized Mẹ có nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh?

Mẹ có nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh?

Sử dụng tã vải hay tã giấy cho con? Tã nào tốt hơn? Tã nào chi phí rẻ hơn? Mẹ có nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh?…

Đó là những câu hỏi luôn được đặt ra với nhiều ông bố bà mẹ khi chọn tã cho bé yêu của mình. Chủ đề tã vải hay tã giấy vẫn luôn là chủ đề hot của các mẹ “bỉm sữa” hiện nay.

Nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tã vải các mẹ nhé.

có nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh
Tã vải và tã giấy

Bé mới trào đời nên da bé rất mỏng và sức đề kháng kém. Mẹ nên chọn đúng loại tã phù hợp với bé của mình.

Tã giấy

Tã giấy với tên gọi khác là miếng lót sơ sinh, trên bao bì có ghi tên là newborn dành cho các bé mới chào đời. Tã giấy có ưu điểm thấm hút tốt và cực kì mềm mại.

Với cấu tạo: Lớp bông được nén chặt lại, mặt sau của tã giấy có lớp dính giúp cố định tã với quần đóng tã.

Tã vải

Với chất liệu từ 100% cotton. Sản xuất từ nguyên liệu vải kate thường được thiết kế hình tam giác. Ưu điểm của tã vải là mềm mại, an toàn không lo hại da của bé, khi dùng tã vải thì có thể giặt sạch và sử dụng tiếp cho lần sau.

Với cấu tạo: 3 lớp: Vỏ tã. Miếng lót, Lớp vải tiếp xúc trực tiếp với da bé.

tã vải hay tã giấy
Tham khảo tã vải đang bán chạy nhất trên Adayroi tại đây

Chi phí

Chi phí của tã giấy và tã vải có thể tương đương với nhau nếu tã vải đem ra tiệm giặt là. Nhưng chi phí của tã vải cũng sẽ giảm đi nếu mẹ tự giặt tã ở nhà.

Độ tiện lợi

Có thể đánh giá tã giấy tiện lợi hơn tã vải bởi vì tã giấy không phải thay liên tục và có thể vứt đi khi đã dùng xong. Nhưng tã vải cũng thấm hút tốt và có thế tái sử dụng.

Độ sạch sẽ

Tã giấy và tã vải đều giữ sạch cho bé. Nhưng tã vải dễ bị dò rỉ hơn. Nếu để tã quá lâu bé có thể bị hăm do tã ướt. Bên cạnh đó tã giấy cũng không hẳn đã vượt trội hơn tã vải vì tã giấy chứa nhiều hóa chất sản xuất tạo nên, có thể gây kích thích da, mẩm đỏ và hăm tã.

Sức khỏe

Tã vải được sản xuất từ cotton, sởi hoàn toàn tự nhiên. Trong khi tã giấy có nhiều hóa chất sản xuất như dioxin tác động xấu tới sức khỏe của bé.

Môi trường

Tã vải không thải ra môi trường chất rắn như tã giấy, gây ô nhiễm môi trường. Còn tã vải tuy trong khi giặt thì tã vải có thể hơi tốn nước hơn nhưng mẹ có thể tiết kiệm bằng việc giặt tã chung cùng đồ của gia đình.

tã giấy hay tã vải
Cấu tạo của tã vải

Ưu điểm của tã vải: Tiết kiệm chi phí sử dụng. An toàn, tiện dụng, không bị ướt ra ngoài tã, không thấm ngược trở lại bề mặt tã, giữ cho bé được khô ráo.
Thiết kế ưu việt tã vải chống mẩn ngứa, ngăn hăm tã do tã vải không có hóa chất. Giảm chất thải rắn ra môi trường.

Lớp vỏ quần: Thiết kế và sản xuất từ vải cotton cao cấp, hoàn toàn tự nhiên nên không có hóa chất, an toàn cho da của bé. Lớp vải có độ bền cao và đặc biệt không thấm nước.
Lớp thấm hút: Lớp này là lớp ở giữa được làm từ vải có chất liệu thấm hút cao như Bamboo charcoal (than hoạt tính) và vải vi sợi microfiber.
Miếng lót: Miếng lót thấm hút nhanh, mềm mại không xơ cứng. Sử dụng lại nhiều lần. Vải Bamboo charcoal có khả năng kháng khuẩn, khử mùi hôi hiệu quả. Có ưu điểm khi bé tè sẽ khô ngay và trơ đối với chất bẩn nên rất dễ giặt giũ và không bám bẩn.


Cấu tạo của tã vải

Lựa chọn tã vải

Khi mới mua tã vải về mẹ nên giặt qua nhiều lần bởi sẽ loại bỏ được các sởi vải thừa và tăng khả năng thấm hút.

Tã vải được thiết kế hiện đại với nhiều nút bấm với nấc khác nhau giúp mẹ điều chỉnh sao cho vừa vặn với bé. Không quá rộng cũng không quá chật.

Mẹ nên chú ý tới size tã. Bé sơ sinh lớn rất nhanh, nên mẹ đừng mua quá nhiều tã cùng 1 size.

Cách sử dụng tã vải

Tã vải tuy an toàn cho bé nhưng không thấm hút tốt như tã và bỉm giấy. Mẹ có thể dùng miếng lót sơ sinh bên trong tã vải giúp bé được khô thoáng lâu hơn. Mẹ kiểm tra tã cho trẻ để tránh tã bị ướt quá lâu.

Cách giặt tã tiết kiệm

Mẹ nên giặt tã của con cùng với giặt đồ gia đình. Sẽ tiết kiệm nước hơn.

Quá trình thay-giặt-phơi

Mẹ nên sử dụng 1 muỗng tablespoon, bicarbonate và 2 muỗng nước giấm đổ chung với nhau và hòa thêm khoảng 3 lít nước để ngâm tã. Giúp chống mùi hôi, diệt khuẩn tự nhiên và chống mốc. Hoàn toàn không hại cho da bé.

Với tã bẩn mẹ nên xả thẳng dưới vòi nước khoảng 5 giây, vắt sạch nước ở tã, sau đó cho vào tã vào hỗn hợp nước giấm. Với tã vải dính phân mẹ xả sạch phân đi, vắt khô sau đó cũng cho vào hỗn hợp nước giấm.

Mẹ chú ý tã của con, nếu con sắp hết tã thì mẹ lấy tã từ hỗn hợp giấm sau đó giặt chung với đồ của gia đình, giặt y như giặt quần áo bình thường như vậy vừa nhanh và vừa tiết kiệm nước cho gia đình. Nhưng mẹ nên chú ý nếu đồ của gia đình quá bẩn thì mẹ nên giặt riêng tã cho bé, để tránh gây những chất bẩn dính vào tã của bé.

Đối với mẹ giặt đồ bằng tay thì mẹ hãy vắt thật khô và phơi dưới ánh nắng hoặc chỗ thông gió. Còn đối với mẹ có máy giặt, mẹ để chế độ vắt khô sau đó mẹ chỉ cần phơi như đồ giặt tay.

Gấp và chuẩn bị tã

Tã đã khô, mẹ có thể gấp tã lại theo cách mẹ biết. Kiểu mở ở lưng hoặc kiểu băng vệ sinh. Để miếng lót lên phía trên.

Lựa chọn tã vải
Tham khảo tã vải cho bé bán chạy nhất trên Lazada tại đây

Cách đóng tã vải cho trẻ sơ sinh

Mẹ rửa sạch và lau khô tay. Dọn dẹp nơi sạch sẽ, kín gió để thay tã cho bé. Mẹ có thể đặt bé trên chiếu, chăn để trên giường thay cho bé.

Chuẩn bị

Tã vải sạch. Dụng cụ để gài tã hoặc kim băng an toàn. Các loại khăn lau, khăn vải, khăn ướt, bông dùng để lau cho bé. Một chậu nước ấm.

Thay tã cho bé
Mẹ tháo nút bỉm mà bé đang mặc ra. Tiếp đó mẹ nhẹ nhàng cần chân của bé và nhấc mông bé lên và kéo chiếc bỉm ra khỏi mông bé.

Mẹ để chiếc bỉm bẩn cho vào chậu. Đối với bé đi tiểu mẹ chỉ cần lấy bông dấp nước ấm hoặc khăn ướt lau qua cho bé. Nhưng đối với bé đi ị mẹ nên lau khô qua chỗ bẩn và sau đó nhấc mông bé vào chậu nước ấm để rửa cho sạch. Mẹ lau khô cho bé và để bé trần khoảng 1 phút.

Cách mặc tã cho bé

Mẹ rửa tay sạch và lau khô

Mẹ dùng tã đã chuẩn bị sẵn để mặc cho bé, mẹ cầm chân bé và nhấc mông bé lên. Mẹ luồn bỉm vào dưới mông bé, mẹ chỉnh phía trước và sau cho đều. Tiếp theo mẹ chỉnh cỡ và bấm xúc cho bé. Chú ý đừng quá chật nhưng cùng quá lỏng.

Xử lý tã bẩn

Nếu bé đi ị mẹ xả chất thải vào bồn cầu, sau đó xả tã dưới vòi nước cho trôi hết cặn bẩn còn bám lại.

Mẹ rút miếng lót bên trong ra khỏi lớp vỏ bỉm, ngâm cả bỉm và lót vào dung dịch giấm. Khi nào mẹ giặt mẹ đem ra giặt như thường.

Cách đóng tã vải cho trẻ sơ sinh
Chú ý:

+ Mẹ nên thay bỉm đúng giờ: Tã vải ban ngày khoảng 2-4 giờ. Tã vải ban đêm 6-8 giờ thay một lần.

+ Mẹ cài nút ngang hông với nút đùi vừa vặn để tránh trào chất thải ra ngoài.

+ Cách dùng tã vải như sử dụng quần áo hàng ngày cho bé. Không nên dùng chất tẩy rửa khi giặt tã. Mẹ không được dùng bàn là để làm khô bỉm và bàn chải để chải mặt trong bỉm.

+ Ngăn hăm tã: mẹ nên căn chuẩn thời gian để thay tã cho bé, đừng để bé mặc đồ ướt quá lâu. Mỗi khi thay tã mẹ nên chú ý vệ sinh cho bé, sửa sạch, lau khô, để da bé khô hẳn nới mặc tã mới.

Các loại bỉm vải

Tã vải Bambimio

Được rất nhiều bà mẹ “bỉm sữa” đánh giá cao và tin dùng. Bỉm bambimio sản xuất tự nhiên, an toàn tuyệt đối, chống hăm tã cho bé.

Nói không với hóa chất vì được sản xuất với công nghệ cao và cùng với chất liệu tự nhiên, khô thoáng, êm ái, an toàn.

Bỉm tái sử dụng được nên tiết kiệm cho mẹ rất nhiều so với bỉm giấy. Bambimio tuyệt đối an toàn với hệ sinh thái môi trường.

Thiết kế bỉm co dãn và đàn hồi cao. Bỉm ôm trọn mông và vừa với bắp chân của bé. Khi bé lớn thì có thể điều chỉnh nút theo trọng lượng của bé. Cùng với nhiều mẫu mã với hoạ tiết, hoa văn đẹp và sinh động, ngỗ nghĩnh sẽ giúp bé tò mò và thích thú hơn khi mặc bỉm.

Tã vải Bambimio
Tã vải Dorabe

Tã Doraba với mức giá thấp hơn bỉm Bambimio nên được nhiều bà mẹ dùng vì mức giá trung bình.

Thiết kế hiện đại với 3 lớp. Bỉm thấm hút tốt, không thấm ngược giúp da bé luôn thoáng và khô ráo. Không hóa chất nên chống kích ứng da và không hăm tã.

Với độ co dãn và tính đàn hổi cao nên vừa khít với mông và chân bé. Bỉm với nhiều nút để thay đổi độ rộng, hẹp của bỉm.

Tã vải Dorabe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post