Wikimua Uncategorized Hướng dẫn Cách Bảo quản Thực phẩm

Hướng dẫn Cách Bảo quản Thực phẩm

Hướng dẫn Cách Bảo quản Thực phẩm

Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, bảo quản thực phẩm là một công việc không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Bảo quản thực phẩm tốt cũng là gìn giữ sức khỏe cho cả gia đình mình. Ở bài này mình xin hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm toàn tập đầy đủ nhất – để các bạn có thể bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ được hương vị thơm ngon và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm bạn nhé.

BẢO QUẢN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

bao-quan-thuc-pham-la-gi

Bảo quản thực phẩm có 2 mục đích chính:

  • Làm chậm quá trình oxy hóa của thực phẩm
  • Làm chậm (hoặc chặn đứng) sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm.

Tóm lại, bảo quản thực phẩm là giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của thực phẩm.

02 trường phái bảo quản thực phẩm

 

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được rất nhiều gia đình áp dụng. Ngày nay các bạn thấy hầu như mỗi gia đình đều có 1 chiếc tủ lạnh dùng để bảo quản thực phẩm.

 

1. Bảo quản Thực phẩm tươi sống (Thịt, Cá, Hải sản)

bao-quan-thit-ca-dong-lanh

Bảo quản thịt đông lạnh

Thịt, cá, hải sản và các thực phẩm tươi sống nói chung đều phân hủy rất nhanh. Vì vậy đồ tươi sống sau khi mua về bạn cần bảo quản đông lạnh càng nhanh càng tốt.

Ngăn mát có thể giúp bảo quản từ 1-2 ngày, ngăn đông có thể bảo quản từ 06 – 12 tháng ở nhiệt độ -180C.

* Một số lưu ý khi bảo quản thịt cá trong tủ lạnh:
  • Rửa trước: Bạn nên rửa sạch thịt, cá, hải sản trước khi bảo quản. Có thể ướp gia vị nếu cần.
  • Bao bọc, đóng hộp kín: Nên chia ra từng khẩu phần nhỏ và bao bọc lại bằng các túi nylon hoặc cho vào các hộp bảo quản để tránh nhiễm khuẩn & gây mùi cho các thực phẩm khác.

Bảo quản đúng cách sẽ giúp thực phẩm của bạn luôn tươi ngon, an toàn và giữ nguyên vẹn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

 

* Lưu ý Rã đông đúng cách:

Rã đông bằng ngăn mát tuy hơi lâu nhưng luôn là phương pháp rã đông an toàn nhất, duy trì hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm tốt nhất.

Có 2 cách rã đông mọi người thường dùng:

  • Rã đông nhanh: dùng lò vi sóng (khoảng 2-3p), rã đông bằng nước (15-20p), rã đông tự nhiên ngoài không khí (30-45p). Đã rã đông nhanh thì không được cấp đông lại.
  • Rã đông chậm bằng ngăn mát: khoảng 4-5 tiếng. Ưu điểm của phương pháp này là nếu không dùng hết bạn có thể mang lên cấp đông lại trên ngăn đá.

> Lưu ý quan trọng: các thực phẩm đã rã đông nhanh thì phải chế biến hết, tuyệt đối không được cấp đông lại vì khi đó sẽ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

2. Bảo quản Trái cây tươi trong tủ lạnh

cach-bao-quan-trai-cay-trong-tu-lanh

Bảo quản các loại trái cây trong tủ lạnh

Trái cây không nên bảo quản chung với rau, củ trong tủ lạnh. Vì trái cây khi bảo quản sẽ sinh ra khí Etylen làm rau, củ nhanh chóng bị hư, úng.

Trái cây nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa từ 5-7 ngày.

* Một số lưu ý khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh:
  • Chọn lọc trái cây tươi ngon, vừa chín tới trước khi bảo quản. Lưu ý nếu phần nào bị dập, úng thì bạn nên cắt bỏ phần đó đi trước khi bảo quản.
  • Bạn không nên rửa trái cây trước khi bảo quản. Chỉ rửa khi lấy ra dùng.
  • Nếu bọc trái cây thì bạn lưu ý phải có lỗ thông hơi, tránh trái cây bị úng và thối.
  • Trái cây chín bạn có thể gọt vỏ và sắt thành từng miếng vừa ăn và cho vào hộp bảo quản có nắp đậy để ăn dần.

* Các loại trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh: Cà chua, dưa hấu, khoai lang

* Các loại trái cây cần để cho chín bên ngoài trước, sau đó mới cho vào ngăn mát tủ lạnh: cà chua, quả bơ, chuối, dưa, quả đào, quả mận, đu đủ, xoài. Những loại quả này nếu các bạn cho vào tủ lạnh thì chúng không chín nữa, nếu bạn lấy ra môi trường bên ngoài thì bị hư luôn chứ cũng không tiếp tục chín.

 

3. Bảo quản Rau, Củ trong tủ lạnh

Bao-quan-rau-cu-qua-trong-tu-lanh-02

Tủ lạnh thường được thiết kế 1 ngăn chuyên dụng để bảo quản các loại rau, củ.

Để bảo quản được lâu, bạn có thể dùng giấy báo bọc bên ngoài túi nylon chứa rau củ. Lưu ý các bạn cần tránh tiếp xúc giấy báo trực tiếp với rau củ vì trong mực in có chứa chì, gây hại cho sức khỏe.

* Một số lưu ý khi bảo quản Rau, củ trong tủ lạnh:
  • Lặt bỏ các phần rau bị hỏng trước khi bảo quản.
  • Không nên rửa nước trước khi bảo quản rau củ, vì khi đó rau sẽ nhanh chóng bị úng và hư ngay (tương tự như bảo quản trái cây).
  • Bao bọc rau củ bằng các túi nylon thoáng khí (túi nylon đục lỗ) hoặc các loại giấy bảo quản thực phẩm là tốt nhất.
  • Sắp xếp các loại rau cần dùng trước ra ngoài để dễ nhớ và sử dụng.

Xem thêm: Cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh

* Bảo quản rau thơm, đồ nêm trong tủ lạnh
  • Đầu tiên bạn lặt rau, loại bỏ những cọng hư, úng, dập. Sau đó bạn rửa sạch và để thật ráo nước.
  • Bọc kín: bạn nên cho rau thơm vào các hộp có nắp đậy kín (hoặc có thể cho vào các túi nilon dày và cột lại). Sau đó bạn cho vào ngăn bảo quản rau trong tủ lạnh.
  • Nếu cần bảo quản lâu hơn bạn có thể trộn vào 1 chút dầu oliu và bảo quản trực tiếp trong ngăn đá trong tủ lạnh.

Xem thêm: Cách loại bỏ thuốc trừ sâu trong rau quả đạt 75-90%

 

4. Những loại thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh

  • Các loại trái cây còn xanh, chưa chín như: cà chua, quả bơ, chuối, dưa, quả đào, quả mận, đu đủ, xoài…
  • Các loại rau quả nặng mùi dùng làm gia vị: hành củ, tỏi củ, củ riềng… có thể bảo quản bên ngoài. Nếu bảo quản tủ lạnh bạn phải đậy trong hộp kín để tránh gây mùi.
  • Trà, cafe: có tính khử mùi mạnh nên sẽ gây mất mùi vị các thực phẩm khác.

 

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHI KHÔNG CÓ TỦ LẠNH

Bảo quản thực phẩm khi bạn không có tủ lạnh chỉ mang tính tạm thời, xử lý thức ăn không bị hư thường chỉ trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên vấn đề này là cần thiết đối với một số tình huống khi các bạn không có tủ lạnh mà vẫn giúp thực phẩm được bảo quản tươi ngon, an toàn sức khỏe.

Một số cách bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh:

1. Bảo quản thịt, cá khi không có tủ lạnh

1.1 Các cách bảo quản thịt cá không cần tủ lạnh

(1) Ướp muối hoặc gia vị cho thực phẩm:
uop-muoi-bao-quan-thit-ca-khi-khong-co-tu-lanh

Ướp muối để bảo quản thịt, cá và các đồ tươi sống

Đây là một trong những cách bảo quản vừa dễ dàng lại mất ít thời gian.

  • Đầu tiên bạn cắt thịt ra thành từng miếng dày khoảng 10-15cm.
  • Trộn khoảng 200g muối với ¼ chén đường đỏ rồi rắc lên toàn bộ miếng thịt.
  • Tiếp đó bạn cho vào lọ sạch, đậy nắp kín, có thể dùng một miếng vải thưa phủ lên trên miếng thịt.
(2) Ngâm nước muối:
  • Bạn pha khoảng 400g muối và ½ chén đường đỏ vào khoảng 2 lít nước rồi cho thịt vào ngâm ngập nước. Có thể dùng vật nặng đè lên trên cho thịt chìm xuống.
  • Để ở nơi thoáng mát và khô ráo.
  • Sau một tuần thì lấy thịt ra, khuấy đều nước muối lên rồi cho thịt vào bảo quản tiếp. Cách này bảo quản tối đa khoảng 2-3 tuần.
(3) Ướp đá:
bao-quan-thit-ca-bang-uop-da-khi-khong-co-tu-lanh

Ướp đá và để trong các thùng xốp kín giúp giữ thực phẩm tươi sống tươi ngon

  • Cách này khá đơn giản nhưng hiệu quả. Bạn có thể ướp thịt, cá với nước đá và đặt trong thùng xốp giữ nhiệt sẽ bảo quản được rất lâu.
(4) Phơi khô thực phẩm:
  • Cách này được dân gian sử dụng rất nhiều, hiệu quả cao và duy trì được độ thơm ngon của thực phẩm.
  • Với cá bạn làm sạch trước khi phơi khô, với thịt bạn cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
  • Sau đó bạn ướp gia vị rồi phơi khô vài ba nắng rồi bảo quản nơi thoáng mát rồi dùng dần.
(5) Làm chín thực phẩm:
  • Bạn có thể chế biến và làm chín thực phẩm bằng nhiều cách, đặc biệt là sử dụng nồi áp suất.
  • Bạn có thể dùng nồi áp suất (hoặc các loại nồi khác) để nấu chín kỹ thức ăn sau đó để nguội tự nhiên trong nồi.
  • Hạn chế động vào nồi sau khi thức ăn nguội dần, trong điều kiện như thế sẽ làm chậm sự phát triển vi khuẩn, giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn.
  • Mỗi 8 tiếng bạn nên hâm lại để dùng trong vòng 1-2 ngày.
(6) Hun khói:
  • Hun khói cũng tương tự như phơi khô, giúp bốc hơi nước và tiêu diệt các loại vi khuẩn.
  • Thịt qua hun khói sẽ có một lớp axit bảo vệ bên ngoài nên vi khuẩn không xâm nhập được.
(7) Cấp đông và cho vào thùng xốp đá:

Bạn có thể cấp đông cho thịt đông cứng như đá.

Sau đó để bảo quản bạn lấy ra và bọc nhiều lớp nilong, bên ngoài quấn thêm nhiều lớp giấy bọc thực phẩm (bạn có thể dùng giấy báo thay giấy bọc thực phẩm, tuy nhiên không nên để giấy báo tiếp xúc trực tiếp với thịt vì trong mực in có chứa chì, một chất độc hại cho cơ thể).

Sau đó bạn có thể bỏ vào thùng xốp để bảo quản, nên có một ít đá lạnh bao quanh và giữ thật kín thùng xốp.

Phương pháp này giúp bạn bảo quản từ 10-18 tiếng và thường được dùng để vận chuyển thực phẩm đi xa mà không có xe đông lạnh, nên bạn có thể yên tâm nhé.

Lưu ý nhỏ: trước khi cấp đông bạn nên dùng giấy thấm thực phẩm để thấm miếng thịt thật khô ráotrước khi cho vào tủ cấp đông, như vậy bảo quản sẽ được lâu hơn.

 

1.2 Hướng dẫn Bảo quản các loại thịt cá cụ thể

* Bảo quản Cá không cần tủ lạnh:

Bạn pha hỗn hợp nước muối hơi mặn và ngâm cá đã làm sạch vào nước muối trong khoảng 15-30 phút rồi lấy ra để ráo.

Ngoài ra bạn có thể luộc chín cá với hỗn hợp nước muối rồi bảo quản nơi thoáng mát.

Các cách này giúp bảo quản cá khoảng 4-6 giờ.

* Bảo quản Thịt heo không cần tủ lạnh:

Cách đơn giản nhất để bảo quản thịt heo (khi không có tủ lạnh) là sử dụng muối. Muối giúp tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho thịt thơm ngon, đồng thời cũng là 1 loại gia vị.

Thịt heo sau khi mua về sẽ bảo quản như sau:

  • Rửa sạch thịt heo, sau đó bạn thái thịt heo thành từng miếng mỏng vừa ăn.
  • Ướp muối và sát đều lên khắp bề mặt của các miếng thịt.
  • Bảo quản trong các tô có nắp đậy và để nơi thoáng mát.

Cách này bạn có thể bảo quản thịt khoảng 4-6 tiếng, nếu bạn kết hợp ướp nước đá trong thùng xốp thì thời gian có thể lên đến 12 tiếng.

Xem thêm: Các phương pháp bảo quản thịt heo khác
* Bảo quản đồ hải sản khô khi không có tủ lạnh:

Cá khô, tôm khô và các loại hải sản khô nên được bảo quản trong các hủ có nắp đậy hoặc quấn kín bằng nylon để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và bảo quản nơi thoáng mát.

Thỉnh thoảng bạn nên lấy ra kiểm tra và phơi nắng nếu có dấu hiệu bị ẩm mốc.

Lưu ý là cách này chỉ bảo quản trong thời gian khoảng vài tuần. Để bảo quản lâu hơn bạn cần có tủ lạnh để đảm bảo thực phẩm không bị ôi thiu và nhiễm các loại nấm mốc.

 

2. Bảo quản Rau, củ, quả khi không có tủ lạnh

Một số loại củ làm gia vị như: hành củ, tỏi, gừng, nghệ… bạn không cần đến tủ lạnh.

Một số loại rau quả như cà chua, cà rốt, cải thảo, bắp cải, khoai tây, khoai lang… bạn chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Ngoài ra để giữ rau quả tươi lâu hơn bạn có thể dùng thùng xốp với một ít đá tạo hơi lạnh làm rau tươi lâu hơn.

Xem thêm: Cách bảo quản tỏi đen hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo bảo quản rau quả cụ thể:

* Rau và gia vị:

bao-quan-rau-nem-va-gia-vi

  • Rau sống: Hãy bọc bát rau sống bằng giấy bóng, và để bên trong một miếng giấy ăn, nó sẽ hút ẩm và giữ cho rau sống tươi ngon cả tuần liền đấy.
  • Chanh: Lát chanh còn sau khi dùng bạn úp xuống đĩa có sẵn ít dấm.
  • Hành lá: Nếu lỡ mua và xắt nhỏ quá nhiều hành lá, hành cọng, bạn chỉ việc nhét chúng vào chai nhựa, đậy nắp.
  • Hành tây: Với những củ hành tây hãy nhét chúng vào những chiếc vớ vải cũ, đã giặt sạch và thắt nút lại, treo ở bất kỳ đâu bạn thấy tiện lợi trong bếp. Như vậy có thể bảo quản hành tây tới tận 8 tháng cơ đấy.
  • Rau hẹ: Hẹ rất dễ bị úa, chuyển sang màu vàng vì vậy hãy bọc hẹ vào lá cây cải thảo rồi cất ở nơi thoáng mát. Như vậy, lá hẹ sẽ được bảo quản tốt hơn.

* Các loại củ, quả:

bao-quan-cac-loai-cu-qua

  • Cà chua: Bạn đừng để cà chua trong bọc nhựa vì sẽ làm cho cà chua chín nhanh hơn. Cà chua chưa chín nên được bảo quản trong túi giấy hoặc trong hộp bìa cứng để ở khu vực thoáng mát đến khi chúng chuyển sang màu đỏ. Cà chua đã chín vẫn nên được giữ ở nhiệt độ phòng, bảo quản nơi thoáng mát.
  • Cà rốt: Để bảo quản cà rốt , bạn dựng thẳng đứng cà rốt trên cát ẩm giống như đang trồng vậy, bạn yên tâm cà rốt sẽ không bị thối ủng đâu mà còn tươi rất lâu, nhưng bạn nên dùng cát sạch nhé.
  • Cà tím: Khi bảo quản cà tím tuyệt đối không được rửa, bởi vì nếu làm như vậy lớp bảo vệ bên ngoài sẽ bị nước rửa trôi rất dễ bị vi sinh vật thâm nhập làm hỏng. Sau đó, đặt vào nơi thoáng mát là được.
  • Chuối: Quấn giấy bạc vào cuống chuối để chúng không bị chín, nẫu quá nhanh.
Khác
  • Khoai tây: Trữ khoai tây chung với cà chua chín hoặc táo để giữ khoai tây không nảy mầm. Khí ethylene tỏa ra từ cà chua chín gây ức chế quá trình nảy mầm của khoai tây, giúp bảo quản khoai tây rất lâu mà không cần dùng đến tủ lạnh.
  • Dâu tây: Ngâm dâu tây trong hỗn hợp giấm trắng và nước. Tuy nhiên lưu ý cần rửa lại dâu tây khi sử dụng.
  • Đậu: Trước khi bảo quản hãy trần đậu qua nước sôi rồi phơi khô. Sau đó cho vào túi bảo quản ở nơi thoáng mát.
  • Nấm: Túi bóng khiến nấm dễ bị ẩm mốc. Hãy bỏ chúng vào những chiếc túi giấy khô ráo để nơi thoáng mát.

 

3. Cách Bảo quản các loại thực phẩm khác

Cách bảo quản bánh chưng
  • Ngay sau khi luộc bánh xong, bạn cần xếp bánh thành nhiều lớp và để lên cao để bánh được ráo nước, chính lượng nước ở lá bánh khiến cho bánh nhanh ôi thiu hơn.
  • Bạn không nên đậy kín bánh chưng vì khi đậy kín sẽ gây hiện tượng đổ mồ hôi làm cho bánh chưng càng nhanh hư hơn.
  • Nếu tiết trời oi bức thì sau khoảng 2 ngày bạn nên kiểm tra và hấp lại bánh để diệt khuẩn. Cách này có thể giúp bạn bảo quản từ 3-5 ngày.
Cách bảo quản giò chả
  • Giò chả là loại thực phẩm bị ôi thiu rất nhanh. Cách này thường bảo quản được khoảng 1-2 ngày.
  • Để tránh giò chả bị ôi thiu bạn hãy bỏ tất cả lớp lá bên ngoài của giò chả và đậy bằng rổ cho thoáng mát.
  • Trước khi ăn các bạn có thể trần qua nước sôi, hấp hoặc rán qua để đảm bảo vệ sinh.

 

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHÔ

cach-bao-quan-thuc-pham-kho

Bảo quản các loại đồ khô

  • Nguyên tắc quan trọng khi bảo quản thực phẩm khô là bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Có thể kết hợp bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông… tùy từng loại và mục đích sử dụng của bạn.
  • Với thịt, cá và hải sản khô: sau khi mua bạn nên kiểm tra, nếu còn ẩm bạn nên phơi thêm 1-2 nắng để khô hoàn toàn. Sau đó tốt nhất là bạn bọc bằng các túi nylon kín hoặc hộp có nắp rồi bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh.

Dưới đây là cách bảo quản thực phẩm khô các loại:

1. Hải sản khô:

cach-bao-quan-hai-san-kho

Cách bảo quản hải sản khô

Sau khi mua các loại tôm, cá, mực khô về, bạn chưa nên cất vội mà hãy phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời từ 3 – 5 tiếng cho thật khô. Sau đó gói kín trong giấy bọc thực phẩm rồi cho vào túi nilon buộc chặt.

Với các loại hải sản khô, bạn cần bảo quản trong ngăn đá, nhiệt độ thích hợp là – 18 độ C.

Bạn không cần phải quá lo lắng về việc hải sản sẽ bị đông cứng, ngược lại, do thực phẩm khô chứa ít nước cho nên sẽ trở nên dẻo và thơm ngon hơn sau khi để ở ngăn đá. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết trong tháng thì cứ khoảng 3 – 4 tuần thì bạn lại mang chúng ra phơi lại một lần, sau đó lại bảo quản tương tự như trên.

2. Các loại nấm khô:

cach-bao-quan-nam-kho

Bảo quản các loại nấm khô

Để mua được nấm hương ngon, bạn chọn những tai nấm không quá to, mình dày, chân nhỏ, màu nâu đều.

Nấm hương khô: Để bảo quản nấm hương vẫn thơm và không bị mốc, bạn hãy cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi ni lông kín, để ở cánh tủ lạnh.

Còn nấm mèo khô (mộc nhĩ) thì bạn cần chọn những cây có tai to, cánh rộng, mặt trên đen và bóng, mặt dưới màu café sữa, không bị mốc.

Bảo quản các loại nấm này cũng khá đơn giản, nếu có lọ thủy tinh thì bạn cho vào lọ rồi đậy kín. Còn không thì bạn cho vào túi nilon, buộc chặt, để nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng, bạn lấy nấm ra ngâm trong nước ấm 10 phút và bắt đầu chế biến như thông thường.

3. Bánh mì:

cach-bao-quan-banh-mi

Cách bảo quản bánh mì

Bánh mì thường được dùng cho các bữa ăn sáng như món bánh mì ốp la, bánh mì dùng với phô mai, bánh mì patê, chả lụa, bánh mì la-gu hoặc dùng với các món mứt.

Bánh mì có 02 cách bảo quản:

  • Bảo quản nhiệt độ thường: bạn cho bánh mì vào túi nylon sạch rồi cột chặt, bảo quản nơi thoáng mát trong 2-3 ngày.
  • Bảo quản ngăn đông: biện pháp này gia đình mình thường dùng và thấy rất hiệu quả. Bánh mì bạn bọc trong các túi nylon sạch, sau đó cho vào ngăn đông đá để bảo quản. Khi cần dùng bạn rã đông ở nhiệt độ bình thường khoảng 20 phút, sau đó hơ nhẹ trên lửa là có bánh mì giòn và thơm như mới.

4. Phô mai:

Một số loại phô mai khá mềm và có thể bị chảy ra. Vì vậy tốt nhất bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu là phô mai nguyên khối, trước khi bảo quản các bạn cắt ra từng phần ứng với mỗi lần ăn.

Sau đó bạn bọc phô mai lại bằng giấy bảo quản thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

5. Ngũ cốc:

cach-bao-quan-ngu-coc

Cách bảo quản ngũ cốc

Các loại hạt, ngũ cốc có thể bảo quản đến vài tháng.

Để bảo quản được lâu, bạn cho ngũ cốc vào các lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa có nắp đậy nắp kín (hoặc bịch nylon cột chặt miệng).

Sau đó để vào những nơi khô ráo, thoáng mát hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh.

 

6. Lạp xưởng:

cach-bao-quan-lap-xuong

Cách bảo quản lạp xưởng

Lạp xưởng bạn có thể bao kín và bảo quản trong tủ lạnh (ngăn mát hoặc ngăn đông).

Tuy nhiên còn 1 cách dân gian nữa cũng khá hiệu quả để bảo quản lạp xưởng ở môi trường bên ngoài: bạn bỏ lạp xưởng vào trong một chiếc hộp có nắp, sau đó đặt một ly rượu trắng nhỏ ở giữa. Hơi nước tỏa ra từ rượu sẽ giúp lạp xưởng luôn giữ được độ mềm và mùi vị thơm ngon của lạp xưởng.

7. Măng khô:

cach-bao-quan-mang-kho

Cách bảo quản măng khô

Khi lựa chọn măng khô, bạn cần chú ý tới màu sắc. Loại măng khô ngon sẽ có màu vàng đất nhạt, mùi thơm đặc trưng. Thịt măng dày, khi sờ vào thì không có cảm giác ẩm tay. Bạn nên chọn những cây măng đều màu nhau, đốt măng ngắn vừa, có phần ngọn dài hơn phần gốc. Nếu là măng mua ở siêu thị thì cần chú ý đến nhãn mác và hạn sử dụng.

Để bảo quản măng khô được lâu mà vẫn giữ nguyên mùi vị, bạn cần cho măng vào túi nilon dày và buộc kín. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc để ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Với những cây măng vừa luộc xong thì bạn cần sử dụng liền, có thể để trong ngăn mát từ 2 – 3 ngày.

8. Các loại gia vị:

cach-bao-quan-gia-vi

Bảo quản các loại gia vị

– Với các loại gia vị như hành, tỏi, gừng… sau khi mua về, bạn không nên bỏ vào túi nilon mà chỉ cần bỏ vào một chiếc rá nhỏ khô ráo hoặc túi giấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần như những thực phẩm khác.

– Hạt tiêu: Hạt tiêu nếu để trong túi nilon cần buộc kín, hoặc hộp nhựa, lọ thủy tinh có nắp để tránh bị mất mùi thơm.

– Hành khô, tỏi: Cách bảo quản tốt nhất với hành, tỏi, là để chúng ở trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ và có sự thông khí nhẹ.

 

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM CHO BÉ ĂN DẶM

cach-bao-quan-thuc-pham-cho-be-an-dam

bao-quan-thuc-pham-cho-be-an-dam

Bảo quản thực phẩm cho bé ăn dặm

Việc chuẩn bị thức ăn cho bé đầy đủ không phải là một việc nặng nhọc, nhưng chúng thường lại lắc nhắc và mất thời gian vì mỗi lần bé dùng chỉ có 1 ít.

Nếu bạn chế biến và chia ra nhiều lần ăn cho bé, thì việc bảo quản thực phẩm cho bé là cần thiết và khá quan trọng, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Ở phần này mình tóm tắt có 2 cách bảo quản thực phẩm cho bé ăn dặm như sau:

1. Bảo quản thức ăn cho bé ở ngăn mát tủ lạnh

  • Thời gian bảo quản: từ 1-2 ngày.
  • Sử dụng: nhiều hộp bảo quản có nắp đậy. Tốt nhất bạn nên dùng các hộp thủy tinh có nắp, hoặc các loại hộp nhựa chất lượng cao.

Cách này các mẹ chỉ sử dụng bảo quản trong 1 thời gian ngắn thôi nhé. Đồng thời nếu để lâu thì có thể dẫn đến thực phẩm bị mất đi một phần hương vị và hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm của bé.

Cách thực hiện:

Thức ăn sau khi chế biến và để nguội, các mẹ hãy chia nhỏ tương ứng với 1 cữ ăn của bé và cho vào hộp đậy kín nắp.

Sau đó bạn đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Việc chia nhỏ thức ăn giúp các mẹ chuẩn bị cho 1 lần ăn cho bé sẽ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé.

 

2. Bảo quản thức ăn cho bé ở ngăn đá

cach-bao-quan-thuc-an-cho-be-an-dam

che-bien-thuc-pham-cho-be-an-dam

Chế biến thức ăn cho bé ăn dặm

  • Thời gian sử dụng: 1 tuần.
  • Sử dụng: các khay nước đá nhựa để đông lạnh thức ăn thành từng viên; hoặc sử dụng nhiều hộp nhựa nhỏ có nắp đậy để bảo quản trong ngăn đá.

Phương pháp này tối ưu hơn, giúp tiết kiệm thời gian cho các mẹ hơn vì có thể chế biến 1 lần rồi bảo quản cả tuần. Cách này khá phù hợp với các bà mẹ bận rộn. Tuy nhiên cần lưu ý là phương pháp này cần 1 khoảng thời gian để rã đông thực phẩm cho bé. Ở phần dưới mình sẽ nói rõ hơn về rã đông đúng cách.

Cách thực hiện:
(1) Chuẩn bị:
  • Thực phẩm đã chế biến cho bé (cần bảo quản).
  • Khay đựng đá (để làm đông các thực phẩm dạng lỏng, thực phẩm xay nhuyễn hoặc cháo cho trẻ).
  • Hoặc các hộp nhựa nhỏ có nắp đậy (tương ứng với 1 cữ ăn của bé).
  • Máy xay sinh tố (để xay nhuyễn thực phẩm).
(2) Thực hiện:
  • Thực phẩm sau khi đã chế biến (nấu chín và để nguội), các bạn dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thực phẩm cho bé ăn dặm. Các bạn nên xay từng loại món ăn riêng biệt (không nên trộn lẫn xay chung 1 lần).
  • Cho thực phẩm vào các khay nhựa hoặc hộp nhựa nhỏ đã chuẩn bị sẵn tương ứng với 1 cữ ăn của bé.
  • Đậy nắp kín và bọc các khay nhựa lại kín và cho vào ngăn đông để bảo quản.

=> Sau đó khi cần dùng thức ăn nào các mẹ chỉ cần tách các viên thức ăn tương ứng trong các khay, các hộp. Sau đó bạn rã đông và làm nóng để cho bé ăn dặm.

khay-nhua-dung-thuc-an-cho-be-an-dam

Cho thực phẩm (đã nấu chín & để nguội) vào các khay đựng thức ăn có nắp đậy

 

hop-nhua-dung-thuc-an-cho-be-an-dam

Hoặc bạn dùng các hộp nhựa đựng thức ăn có nắp đậy

bo-hop-thuy-tinh-dung-do-an-dam-cho-be

Bộ 03 hộp thủy tinh có nắp đựng đồ ăn dặm cho bé

 

3. Rã đông thực phẩm cho bé

Với các loại thực phẩm đã đông lạnh này, khi cần dùng các mẹ có thể rã đông theo 2 cách như sau:

  • Rã đông chậm: bằng ngăn lạnh trước giờ ăn khoảng 4-5 giờ, sau đó trước khi ăn bạn hâm nóng lại bằng hấp cách thủy hoặc dùng nước ấm để làm ấm thức ăn.
  • Rã đông nhanh: bạn có thể hấp cách thủy, đun sôi trên bếp hoặc dùng lò vi sóng để rã đông nhanh cho bé.

Cả 2 phương pháp này các mẹ đều có thể dùng được.

Các lưu ý quan trọng khi rã đông thực phẩm cho bé:
  • Các thức ăn cho bé chỉ nên bảo quản thời gian tối đa là 1 tuần. Tương tự các mẹ có thể chế biến cho 1 tuần ăn 1 lần.
  • Thực phẩm sau khi rã đông & làm nóng các mẹ không nên bảo quản lạnh lại, nếu không dùng hết thì nên bỏ đi.
  • Các mẹ nên đánh dấu tên loại thức ăn trên các hộp thức ăn để tránh nhầm lẫn khi lấy thực phẩm cho bé. Có thể dùng băng keo đánh dấu bằng màu sắc để dễ phân biệt.
  • Đặc biệt các bạn nên có biện pháp đậy nắp, bao bọc, che chắn => để thức ăn cho bé tránh bị nhiễm khuẩn bởi các loại thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm tươi sống.
  • Ngoài ra, các bạn nên giữ cho tủ lạnh luôn sạch sẽ, phòng chống vi khuẩn và các mùi hôi.

 

CÁC LOẠI DỤNG CỤ HỖ TRỢ BẢO QUẢN THỰC PHẨM HIỆU QUẢ

1. Hộp đựng thực phẩm bằng Thủy tinh chịu nhiệt có nắp

Hộp thủy tinh có rất nhiều mẫu mã và kích cỡ để bạn chọn lựa phù hợp.

Các bạn nên ưu tiên dùng sản phẩm bằng thủy tinh vì thủy tinh có độ an toàn cao, không chứa các hóa chất độc hại.

Một số thủy tinh có khả năng chịu nhiệt rất cao như thủy tinh thương hiệu Lock&Lock, GlassLock… có khả năng chịu nhiệt cao, có thể bảo quản ngăn đông hoặc dùng trong lò vi sóng mà không bị vỡ, nứt.

Hop-thuy-tinh-chiu-nhiet-Lock&Lock-GlassLock

Hộp thủy tinh chịu nhiệt cao cấp với nhiều kích thước và kiểu dáng: hình  vuông, tròn, chữ nhật…

 

 

2. Hộp đựng thực phẩm bằng Nhựa cao cấp có nắp

Với các sản phẩm bằng nhựa, mình có lời khuyên như sau:

  • Chỉ nên chọn các thương hiệu nhựa cao cấp
  • Chọn chất liệu nhựa không chứa thành phần BPA (một hóa chất độc hại có thể gây ung thư)
  • Chỉ chọn các loại nhựa số 2 (nhựa HDPE)nhựa số 4 (nhựa LDPE) hoặc nhựa số 5 (nhựa PP)

Ghi chú: Để biết loại nhựa số mấy, bạn lật ngược đáy hộp sẽ thấy một biểu tượng hình tam giác có số ghi ở giữa. (Xem thêm: Đồ nhựa và ung thư).

Bo-6-hop-dung-thuc-pham-Lock&Lock-Classic-HPL815S6

Bộ 6 Hộp Nhựa cao cấp đựng thực phẩm Lock&Lock Classic HPL815S6 – Chất liệu nhựa PP (số 5)

 

3. Hộp hâm nóng:

Thường dùng để bảo quản và hâm nóng cơm canh, phục vụ các bữa cơm trưa 1 người. Loại hộp hâm nóng có chức năng cắm điện để hâm thức ăn, có loại có thể nấu cơm và nấu thức ăn.

Dưới đây là mẫu hộp hâm nóng Arrirang Life có chức năng nấu cơm và nấu thức ăn:

hop-ham-nong-arirang-life-el-als263-3-ngan

Hộp hâm nóng ArirangLIFE EL-ALS263 (3 ngăn) – Có chức năng nấu cơm và chế biến thức ăn

Xem giá tại nơi bán

 

3. Hộp giữ nhiệt:

Hộp giữ nhiệt không có chức năng hâm nóng, chủ yếu dùng để giữ nhiệt và bảo quản thực phẩm trong khoảng 4-6 giờ.

Hop-dung-com-giu-nhiet-Lock&Lock-LLG422S4DR

Bộ túi hộp cơm thủy tinh giữ nhiệt LLG422S4DR – Kèm túi xách giữ nhiệt

Xem giá tại nơi bán

 

4. Máy hút chân không:

Máy hút chân không trước đây có giá thành khá cao và chủ yếu dùng trong công nghiệp. Tuy nhiên vài năm gần đây mình thấy máy hút chân không đã thân thiện hơn với các gia đình, mức giá cũng phù hợp hơn.

Máy dùng để hút chân không cho các loại túi, dùng để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, các loại ngũ cốc, đồ khô…

may-hut-chan-khong-Sunhouse-Mama-SHD5833

Máy Hút Chân Không Sunhouse Mama SHD5833

 

5. Túi nylon, Túi zip đựng thực phẩm…

Tui-zip-boc-thuc-pham-Kokusai-TZIP00070636

Túi Zipper Đựng Thực Phẩm Kokusai TZIP00070636 – hàng Nhật

 

Xem giá tại nơi bán

 

7. Màng bọc thực phẩm

Mang-boc-thuc-pham-PVC-Laspalms-MBTP00070674

Màng Bọc Thực Phẩm PVC Laspalms MBTP00070674 – 30cmx400m – Hàng Nhật

 

Xem giá tại nơi bán

 

 

HỎI – ĐÁP: CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM

1. Các phương pháp bảo quản thực phẩm Truyền thống?

thuc-pham-dong-lanh

uop-muoi-thuc-pham

2. Các cách bảo quản thực phẩm dùng trong Công nghiệp?

bao-quan-thuc-pham-trong-cong-nghiep

 

 

 

 

 

hững sai lầm thường gặp

 

4. Sắp xếp thực phẩm hợp lý trong tủ lạnh

LỜI KẾT

Bảo quản thực phẩm giúp tiết kiệm thời gian, và cũng không có mục đích gì khác hơn là giúp thực phẩm đảm bảo an toàn, giúp chúng ta thưởng thức được nhiều món ngon, bổ dưỡng. Hy vọng qua phần bài viết cách bảo quản thực phẩm toàn tập này, các bạn đã có đầy đủ những kiến thức hữu ích nhất để giúp bảo quản thực phẩm an toàn nhất. Chúc bạn và gia đình luôn có những món ăn ngon, dinh dưỡng và dồi dào sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post