Wikimua Uncategorized Bí quyết gói bánh chưng

Bí quyết gói bánh chưng

Bí quyết gói bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong nền ẩm thực truyền thống Việt Nam. Một cái tết sẽ không trọn vẹn nếu trong mâm cỗ không có khoanh bánh chưng xanh. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo , bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể.


Tuy nhiên ngày nay do cuộc sống bận rộn chúng ta dần quên đi phong tục đẹp ngày tết là ngồi quây quần gói bánh chưng xanh, vì vậy phụ nữ không phải ai cũng có thể gói thành công chiếc bánh ngon và đẹp. Dưới đây là cách gói bánh chưng đơn giản mà cực đẹp, thơm ngon hấp dẫn cho mâm cỗ ngày tết.

Nguyên liệu gói bánh chưng
Lá gói bánh: Thường gói bằng lá dong, lá không non, không già, cuống nhổ, to bản, đều nhau và không bị rách, lá có màu xanh mướt. Tùy theo phong tục một số địa phương có thể họ sẽ gói bằng lá chuối, lá chít…

Lá dong thường có 2 loại: dong nếp và dong tẻ. Chúng ta nên chọn lá dong nếp to về cuối đuôi, cuống nhỏ, có mùi thơm . Lá dong tẻ cuống to, lá cứng, dễ bị rách và không thơm bằng lá dong nếp.


Dây buộc: Lạt giang dẻo, mềm , nếu cứng rất khó buộc bánh.

Gạo nếp: Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới

Đỗ xanh : Đỗ xanh,vàng , hạt đều không bị lép, mối…

Thịt ba chỉ: Thịt tươi, cả mỡ và nạc đều nhau, không nên chọn nạc nhiều quá.

Gia vị: Muối, hạt tiêu ( giã không nhỏ quá nhé ).

Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 1: Chuẩn bị lá bánh
Lá dong khi mua về chúng ta rửa thật sạch, để hết bụi bẩn. Nếu rửa không kĩ bánh chưng sẽ rất nhanh thiu, sau đó lấy mảnh vải sạch lau khô nước còn bám trên lá dong. Dùng dao nhỏ cắt bò phần sống lưng và phần cuống lá đi để tránh đâm vào phần nhân bánh.


Bước 2: Chuẩn bị gạo nếp
Gạo nếp mua về, đem vo thật sạch, nhặt sạn sạch sẽ. Đem ngâm gạo khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, để gạo mềm ra. Đổ gạo ra giá to rồi sóc 1 ít muối giúp cho bánh có vị vừa vặn hơn.


Bước 3: Chuẩn bị nhân bánh
Đỗ xanh: Vo sạch , đem ngâm nước ấm khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Có địa phương gói đỗ xanh sống, nhưng cũng có địa phương đồ chín đỗ, nhỏ mịn, bở tơi , màu vàng óng rồi nặn thành hình tròn, mỗi bánh một nhân đều nhau.


Thịt ba chỉ: Thịt mua về thái thành miếng to, mỗi miếng 3 – 4 cm , bản to. Sau đó đem trộn đều với muối, hồ tiêu, cho vừa vặn. Các mẹ nội trợ nên nhớ không nên nêm nước mắm vào thịt nhé, như vậy vị vừa không đậm đà, mà còn khiến bánh nhanh hỏng.

Lưu ý: Mách cho các bà nội trợ nếu muốn có bánh chưng xanh chúng ta nhuộm bằng cách lấy lá riềng hoặc lá nếp (lá dứa )rửa thật sạch rồi giã, vắt lấy nước cốt, trộn vào gạo nếp, ngâm vào gạo tầm 2 – 3 tiếng . Chúng ta làm theo cách này bánh chưng để được rất lâu , màu bánh thì xanh cốm rất bắt mắt.

Gói bánh
Bước 1 : Có 2 cách gói bánh chưng : gói bằng tay hoặc gói bằng khuôn.

Cách gói tay như sau:

Đặt chéo 2 cái lạt hình chữ thập. Chúng ta đặt 2 chiếc lá dong chồng lên nhau để , đặt mặt trên của lá dong ra phía ngoài, còn mặt lá có gân bánh xuống dưới. Đặt tiếp 2 lá vuông góc với 2 lá lần đầu, lần này cách đặt lá dong sẽ ngược lại. quay mặt xanh hơn lên trên, mặt gân lá úp xuống dưới.


Gạo nếp, Đổ khoảng 1 bát gạo nếp vào giữa 2 lượt bánh, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 15 – 20 cm.

Lấy 1 /2 bát đỗ xanh đổ vào giữa phần gạo mình vừa tạo hình, sau đó đổ gọn gạt vào giữa nhân bánh ( đối với đỗ đã nấu chín thì dung ½ nắm đỗ, nắm dẹt ra rồi đặt vào giữa gạo nếp.


Sau khi đổ gạo nếp và đỗ vào xong, lấy 1 – 2 miếng thịt lợn để lên trên đỉnh.

Đổ tiếp ½ bát đỗ xanh nữa phủ kín lên nhân thịt ( nhân đỗ hấp chín thì lấy nửa còn lại phủ kín nhân bên trong.)

Dùng 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên ta gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông, đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay.

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.

Cách gói bánh chưng bằng khuôn:

Ngoài thị trường bán rất nhiều loại khuôn với kích thước khác nhau, tùy theo sở thích mà chúng ta lựa chọn khuôn phù hợp..


Gập lá dong làm đôi theo chiều dọc, cắt bỏ 2 đầu của lá để tạo thành hình chữ nhật. Tiếp theo gập thành hình vuông 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Lưu ý : Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn.

Luộc bánh
Dùng nồi dày và to, vì ninh bánh chưng rất lâu tầm 10 – 12 tiếng đồng hồ . Trước khi xếp bánh vào nồi, chúng ta xếp 1 lượt lá bánh dưới đáy nồi để khi ninh bánh sẽ không bị cháy . Xếp bánh vào nổi, đổ ngập nước, rồi tận dụng những lá, cuống lá bỏ đi xếp cho đầy nồi.


Trong quá trình nấu bánh chưng, chúng ta sẽ thay nước bánh bằng cách vớt bánh ra, rửa sạch bánh bằng nước lạnh sau đó lại đổ nước đầy vào nồi và ninh tiếp.

Bảo quản
Bánh được luộc xong, vớt bánh ra thau nước đầy, rửa hết phần nhớt bên ngoài lá bánh. Xếp bánh thành nhiều lớp khác nhau , đặt thanh gỗ dài lên bánh , sau đó dung vật nặng nén chặt bánh cho ra hết phần nước còn đọng lại, điều này giúp cho chiếc bánh chưng được rền, chắc và hình dáng được phẳng, đẹp hơn.


Sau đó bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Cần treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và chua bánh.

Cách thưởng thức bánh chưng
Trong mâm cơm ngày tết không thể thiếu được đĩa bánh chưng xanh dâng lên tổ tiên, thờ cúng một năm mới an lành, ấm no, hạnh phúc. Người ta thường bóc 1 lớp vỏ bên ngoài và gói lại một lớp lá dong sống lên có màu xanh mượt của lá dong. Đặt 2 cặp bánh trên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên.


Khi thưởng thức bánh chưng chúng ta sẽ bóc lớp lá bên ngoài, dùng chính lạt bánh tước nhỏ ra để sắt bánh thành từng miếng đều nhau . Khi ăn chúng ta ăn kèm, dưa, hành, xì dầu để tránh ngấy.

Ngoài ra, một số địa phương miền Trung còn hay ăn bánh chưng chấm mât mía. Nếu thú vị chúng ta cùng thử nhé !chúng ta sẽ cảm nhận ăn theo cách riêng.

Các loại bánh chưng khác
Ngoài bánh chưng vuông thì còn các loại bánh chưng khác được biến tấu đi về một về hình dáng, nguyên liệu như : bánh chưng dài, bánh tét, bánh chưng gấc, bánh chưng cẩm, bánh chưng ngũ sắc, bánh chứng cốm, bánh chưng chay.


Những bánh chưng này sẽ có nét đặc trưng riêng để phù hợp từng hoàn cảnh khác nhau . Bánh chưng dài thường được người dân nông thôn ưa chuộng vì để được lâu, khi rán bánh lên rất ngon, thơm. Bánh chưng chay thường hay dùng để cúng lễ ở chùa chiền, vì nhà tu hành Phật giáo kiêng sát sinh nên không ăn thịt động vật. Loại bánh chưng này nhân bánh không có thịt mà có thể thay bằng nấm hương.

Như vậy, chúng ta đã có một nồi bánh chưng thơm, ngon phải không nào . Ngày tết được sum họp gia đình , ngồi quây quần bên nồi bánh chưng sẽ là một kỉ niệm vô cùng đẹp dành cho gia đình.

Chúc các bạn thành công với món bánh chưng ngày tết nhé !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post