Wikimua Uncategorized Cẩm nang mang thai: Thai nhi 35 tuần tuổi

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 35 tuần tuổi

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 35 tuần tuổi

Chúc mừng các mẹ đã đi đến những tuần cuối cùng của quãng thời gian thai kỳ. Thai nhi 35 tuần tuổi đã háo hức muốn ra ngoài lắm rồi, tuy nhiên các mẹ lại có một số biểu hiện khá khó chịu như ợ nóng, khó tiêu, hít thở khó ăn, ăn không ngon miệng,…. Lúc này các mẹ hãy cố gắng tránh những thực phẩm lợi tiểu, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tiêu hóa dễ hơn,…

Đối với các ông bố thì sao? Những ông bố có tâm trạng như thế nào khi thai nhi 35 tuần tuổi? Chắc chắn đã rất háo hức mong con chào đời rồi đúng không nào. Các bố hãy quan tâm đến mẹ nhiều hơn trong giai đoạn này, đặc biệt trong việc đi lại, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hàng ngày. Những ông bố yêu thương vợ con sẽ có những hành động khiến mẹ và bé hạnh phúc, vì thế đừng ngại ngần mà thể hiện tình yêu nhé.

Sự thay đổi của cơ thể bé 35 tuần tuổi

Tuần thai thứ 35, bé yêu của bạn nặng khoảng 2,4kg và cao khoảng 46,3cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé không thể nhào lộn nữa do không còn nhiều khoảng trống trong bụng mẹ để bé cử động, nhưng bé sẽ đá vào bụng bạn nhiều hơn.

Phổi của bé hầu như hoàn thiện và sẵn sàng cho việc hít thở không khí bên ngoài rồi. Bé có xu hướng phát triển cân nặng là chủ yếu. Lượng nước ối trong tuần này đã giảm đi khá nhiều. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể bé – tức chất sáp bao phủ làn da của bé đang bắt đầu rụng dần đi do bé đã ngâm trong nước ối gần 9 tháng. Việc nuốt nước ối ở thai nhi vẫn tiếp tục diễn ra.

Hệ bài tiết hoạt động khá nhạy bén, bé đã có thể thải ra phân su – một hỗn hợp màu đen bạn sẽ nhìn thấy trong lần thay tã đầu của bé. Bé lúc này sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống gần với cổ tử cung của mẹ.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 35

Ngày thứ 239: Bé có xu hướng dài ra, tính đến thời điểm này, bé đã dài khoảng 50 cm rồi đấy.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn nên mua cho bé một chiếc tủ nhỏ để bảo quản được đồ đạc và các vật dụng cần dùng cho bé nhé. Lưu giữ dấu tay, dấu chân của bé sau khi bé chào đời để làm kỷ niệm nhé, bạn sẽ thấy những “dấu ấn” ấy tuyệt diệu đến nhường nào khi sau này xem lại chúng.

Ngày thứ 240: Toàn thân bé bây giờ bao phủ một lớp lông mềm, nó bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn cần biết là trẻ sơ sinh thì chưa thể ra nắng trực tiếp, ít nhất là 6 tháng sau sinh bởi vì làn da bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Điều đó cũng có nghĩa là nên hạn chế cho bé ra ngoài, nếu bất khả kháng, bạn cần phải che chắn cẩn thận cho bé và bôi thêm kem chống nắng nữa.

Ngày thứ 241: Bấy giờ bé đã có thể biết mỉm cười trong bụng mẹ rồi đấy, tuy nhiên nụ cười ấy rất hiếm hoi, bởi nó sẽ không trở lại ít nhất là 4-6 tuần sau sinh. Mỉm cười là một trạng thái cảm xúc, thái độ của bé chỉ diễn ra bên trong bụng mẹ và dừng lại trong quá trình bé chào đời.

  • Mẹ làm cho bé: Dĩ nhiên cuộc sống bên ngoài phức tạp hơn nhiều đối với một đứa trẻ, đó là một giai đoạn chuyển tiếp đầy mới mẻ. Bạn cần giữ an toàn và ấm áp cho bé, trò chuyện thật nhẹ nhàng với bé, không nên làm bé hoảng sợ với những động tác quá mạnh bạo.

Ngày thứ 242: Gương mặt bé phúng phính và mịn màng hơn. Do đó nếu có vết chàm, nó sẽ hiện lên rất rõ.

  • Mẹ làm cho bé: Một vài vết chàm là biểu hiện bất thường trong việc di chuyển của các tế bào ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cũng có những nguyên nhân từ các mạch máu dưới da tụ lại. Khoảng 80% trẻ có những nốt chàm như thế sau khi chào đời, một số mất đi và một số thì sẽ “ở lại” suốt đời.

Ngày thứ 243: Bé xoay vòng luân phiên trong bụng mẹ và bây giờ rất có thể bé đang “nằm ngược” trong bụng mẹ, tức là mông đang thay vị trí cho đầu bé (nếu bé ở ngôi mông).

  • Mẹ làm cho bé: Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm External Cephalic Versionn (ECV) chưa? Đây là một phương pháp mới, bác sĩ sẽ tiêm một mũi thuốc làm mềm cơ bụng, xoa bụng giúp thai nhi xoay đầu xuống để bạn sinh bé dễ dàng hơn.

Ngày thứ 244: Sự phát triển của bé đến thời điểm này xem như là đã hoàn thiện.

  • Mẹ làm cho bé: Khoảng 1/10 trẻ em ở Mỹ bị sinh sớm hoặc bố mẹ định ngày bé chào đời qua phương pháp sinh mổ. Dĩ nhiên là bé vẫn có thể nghe, nhìn, học, thở… bình thường nhưng sinh sớm làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do sức đề kháng yếu hơn.

Ngày thứ 245: Bé liên tục tăng cân trong những tuần cuối. Đến thời điểm này bé tăng khoảng 28.35 g/ngày.

  • Mẹ làm cho bé: Nếu sinh thường và không có gì rắc rối thì đầu bé sẽ lọt qua khe sinh một cách nhẹ nhàng và cuộc vượt cạn thành công. Nếu sinh mổ thì có lẽ sẽ nhanh hơn một chút.

Thay đổi cơ thể mẹ trong tuần thứ 35 thai kỳ

Có thể những tuần cuối này bạn sẽ không hề cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn vẫn có chút gì đó thất vọng vì mình sắp không còn mang thai nữa. Bạn đã quen có em bé luôn ở bên trong mình, cảm nhận được từng cử động dù nhỏ nhất của bé, và có một mối dây liên hệ vô cùng thân thiết và đặc biệt với bé.

Các bà mẹ mang thai có thể lo lắng rằng nhỡ đâu họ không thích con mình lắm sau khi bé ra đời, hoặc có thể không thực sự gần gũi bé được. Những nỗi sợ này cũng là thường tình, và dù không phải bà mẹ nào cũng nói về chuyện này thì việc có những hoài nghi như vậy cũng là bình thường. Hãy nhắc mình nhớ rằng, em bé luôn rất giỏi trong việc khiến ba mẹ mê tít mình, và hai bạn và bé sẽ là một bộ ba trời sinh.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

Lưng của bạn đau, xương chậu thì kêu răng rắc, và bàng quang thì chẳng thể chứa quá được vài mi-li-lít nước. Chào mừng bạn đến với những tuần cuối cùng của thai kỳ. Không mấy may mắn cho bạn là, những tuần cuối này của thai kỳ chỉ giúp ích cho bé chứ không có tác dụng gì với mẹ bé. Em bé của bạn thì đang ung dung tận hưởng cuộc sống ấm áp bên trong bụng mẹ, và bạn thì có chút gì đó cảm giác như mình là “phận tôi đày” vậy. Nếu bạn có cảm thấy như thế thì cứ yên tâm nhé, bạn cũng có quyền cảm giác vậy đấy.

Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ phi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến bạn rất khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.

Từ tuần này trở đi, thi thoảng bạn sẽ có một cảm giác thình lình như điện giật ở bàng quang của bạn. Bạn sẽ bị giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Chừng nào bạn không có các triệu chứng khác thể hiện có thể bị viêm nhiễm đường tiểu, thì bạn không nên lo lắng. Bởi nếu đây là con đầu lòng của bạn, em bé có thể đang chúi vào xương chậu của bạn và cái đầu bé xương xẩu kia ở cách cái bàng quang nhạy cảm của bạn không mấy xa đâu. Bạn có thể thay đổi tư thế một chút để cảm thấy khá hơn, nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là vì dạ con của bạn đang trở nên quá chật chội mà thôi.

Thay đổi tâm lý

Cả hai bạn đều đang rất phấn khích. Đầu óc bạn sẽ thường xuyên mơ mộng, tưởng tượng em bé trông sẽ như thế nào, bạn sẽ bế bé ra sao, và tự hỏi bé sẽ bước vào cuộc đời mình như thế nào đây. Có thể bạn sẽ lo lắng và sợ hãi, không biết mọi chuyện có ổn với em bé không, mình sẽ phải sống ra sao nếu bé xảy ra chuyện gì.

Bạn có thể cũng sẽ lo lắng không biết mình sẽ sinh nở như thế nào. Khi sợ hãi những điều không lường trước được, chúng ta có xu hướng cứ nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất, và tưởng tượng ra hệ quả thảm thiết nhất. Đa phần các bà bầu sẽ tìm đến những nguồn an ủi của mình, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Giữ khư khư nỗi sợ hãi trong lòng chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn, vậy nên bạn hãy tìm ai đó để giãi bày.

Nếu bạn đã đặt ngày sinh với bệnh viện, hãy đánh dấu trong nhật ký hoặc lịch của bạn. Hãy dành vài ngày tịnh tâm trước khi vào cuộc để bạn có thể ung dung tiến đến sát ngày quan trọng này. Những ngày cuối cùng của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi, và ngay cả khi kiên nhẫn không phải là đức tính của bạn, thì bạn cũng hãy cứ bình tĩnh. Ung dung tự tại, để mọi việc thuận theo tự nhiên sẽ tiết kiệm được cho bạn những cơn nóng giận, lo lắng vốn không tốt cho bạn chút nào.

Chế độ dinh dưỡng

Khi mang thai tuần 35, mẹ không nên ăn những thức ăn nguội hoặc để trong tủ lạnh mà hãy nấu chín trước khi dùng để tránh nguy cơ mắc một số bệnh do vi khuẩn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh bị tiểu đường hay thừa cân,…

Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ cũng là những thực phẩm nên có trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày. Sữa có chứa nhiều canxi và các chất có lợi cho sự phát triển về thể chất và trí não của bé, là thức uống mẹ cần dùng mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai.

Có lẽ mẹ đang khó chịu do bị ợ nóng và chứng khó tiêu. Những triệu chứng khó chịu này khá phổ biến trong phần lớn thai kỳ chứ không riêng gì khi mẹ mang thai tuần 35 đâu, và được gây ra do những thay đổi về thể chất và cả cáchormone trong cơ thể.

Để giảm nhẹ chứng ợ nóng và khó tiêu, mẹ nên tránh ăn những thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, hạn chế chocolate, các loại cam quýt, cà phê và cả nước ép trái cây nữa. Ngoài ra, mẹ có thể chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, và khi ăn thì hãy ăn từ từ từng miếng nhỏ và nhai thật kỹ mẹ nhé. Việc này sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, nên giảm thiểu những rắc rối xảy ra đối với hệ tiêu hóa.

Để đề phòng đầy hơi, mẹ hãy ngồi thẳng lưng khi ăn, và nên ăn bữa tối khoảng 3 tiếng trước khi đi ngủ. Việc đi ngủ khi thức ăn còn chưa được tiêu hóa kịp sẽ gây áp lực hoạt động cho hệ tiêu hóa, dẫn đến chứng đầy hơi đó mẹ.

Những bệnh thường gặp

Tuần này bạn vẫn phải chịu đựng chứng đau đầu chóng mặt. Nguyên nhân của các triệu chứng này là do thai nhi trong bụng bạn quá lớn, chèn ép lên các dây thần kinh cũng như mạch máu làm giảm độ lưu thông của máu lên não. Bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột để tránh bị té ngã.

Các bệnh về răng miệng cũng là một điểm mà bạn cần lưu ý khi mang thai. Do các hooc-mon thai nghén, một số vi khuẩn đường miệng hoạt động tích cực gây ra các vấn đề cho răng miệng của bạn, đặc biệt là viêm lợi. Bạn nên chú ý đến cách chăm sóc răng miệng một chút, thay bàn chải đánh răng, loại kem đánh răng phù hợp là một trong những cách đơn giản nhất để giảm, tránh nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Giãn tĩnh mạch khiến xuất hiện những vết đỏ, bầm tím, hay phù nề do cơ thể bạn tích nước cũng vẫn còn xuất hiện trong tuần này. Vận động nhẹ nhàng, massage thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn đấy.

Bố mẹ nên làm

Vẫn duy trì việc tới thăm khám bác sĩ để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé để chủ động có biện pháp đối phó khi có trường hợp bất thường xảy ra.

Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con để làm quen với việc bé sắp xuất hiện trong tổ ấm của mình. Bố mẹ cũng có thể tận dụng lúc này để có thể bàn bạc kế hoạch nuôi dạy con sao cho tốt, nên làm gì sau khi sinh bé, bố có thể giúp gì cho mẹ…

Bạn vẫn nên tiếp tục thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, đi dạo vào buổi tối hoặc sáng, đến các lớp học tiền sản để sẵn sàng về sức khỏe cũng như kỹ năng nuôi con.

Mỗi tuần thai – một chủ đề: Thông tin cho mẹ: Các giai đoạn chuyển dạ

Với những người mới làm mẹ lần đầu, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình 15 giờ, tuy nhiên nếu kéo dài quá 20 giờ thì cũng không phải là hiếm. (Với những phụ nữ đã từng sinh thường trước đây thì trung bình mất khoảng 8 giờ.) Quá trình chuyển dạ và sinh được chia thành 3 giai đoạn chính. Dưới đây là những điểm nổi bật trong quá trình sinh nở:

Giai đoạn đầu. Giai đoạn này bắt đầu khi bạn bắt đầu có những cơn co thắt, dần dần làm giãn và mờ cổ tử cung, và kết thúc khi cổ tử cung của bạn hoàn toàn giãn ra. Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ chính, thời kỳ đầu và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Có thể khó xác định được chính xác khi nào thời kỳ đầu bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt trong thời kỳ đầu thường khó phân biệt được với những cơn co thắt Braxton Hicks mà bạn thỉnh thoảng vẫn cảm thấy.

Trừ khi có biến chứng gì hoặc bác sĩ tư vấn gì cho mẹ, nếu không trong suốt thời kỳ này bạn nên ngồi yên ở nhà. (Tuy nhiên hãy chắc chắn có bác sĩ kiểm tra để cho bảo đảm.)

Kỳ đầu kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Vào thời điểm này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực. Những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.

Giai đoạn sau của chuyển dạ tích cực – khi cổ tử cung của bạn đã giãn được 8-10cm – được gọi là giai đoạn chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Đây là phần căng thẳng nhất của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên với những cơn co thắt thường rất mạnh, đến sau khoảng mỗi 2 phút rưỡi – 3 phút và kéo dài 1 phút hoặc hơn.

Giai đoạn 2. Một khi cổ tử cung của bạn đã hoàn toàn giãn nở, thời kỳ chuyển dạ thứ 2 bắt đầu: cuộc đột kích cuối cùng và em bé sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều phút đến nhiều tiếng. (Thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường.)

Đầu của bé sẽ tiếp tục tiến tới với mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài— thuật ngữ để chỉ thời điểm phần rộng nhất của đầu em bé cuối cùng cũng trông thấy được. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ hay nữ hộ sinh của bạn sẽ hút miệng và mũi bé và sờ quanh cổ bé để tìm dây rốn. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của bạn để tìm vị trí chui ra. Với đợt co thắt tiếp theo, bạn sẽ được huấn luyện để đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé.

Mẹ có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức nhưng cũng có thể cảm thấy bùng nổ năng lượng, không muốn ngủ nữa.

Giai đoạn 3. Giai đoạn cuối cùng của của quá trình chuyển dạ bắt đầu ngay sau khi con bạn sinh ra và kết thúc khi nhau thai của bạn được cắt. Các cơn co thắt trong giai đoạn 3 này tương đối nhẹ.

Lời khuyên cho bạn

  • Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian. Bạn rồi sẽ nhìn lại những bức ảnh này, và tự hỏi da mình còn có thể kéo căng đến mức nào. Hãy đo vòng bụng bằng một cái thước dây và đo đường kính đi ngang qua rốn của bạn. Hãy xem xem vòng bụng đã lớn nhanh như thế nào chỉ trong vòng vài tuần. Hãy ghi chép đánh dấu trong lịch của bạn và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.
  • Hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn. Nếu bạn dự định sinh ở nhà, hãy nói cho hộ sinh biết bạn đang cần những gì. Hãy lập một danh sách những số điện thoại cần gọi khi khẩn cấp, và đặt ngay cạnh điện thoại của mình là tiện nhất.
  • Hãy gói ghém sẵn túi đồ đạc gồm những vật dụng thiết yếu để bạn đi sinh ở bệnh viện. Hãy nhớ các thứ sau: những vật dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân, áo quần cho bạn và cho em bé, tã lót, thuốc men, thẻ bảo hiểm, chi tiết về gói bảo hiểm y tế, danh sách các số điện thoại của gia đình, bạn bè thân thiết; và quan trọng hơn cả: chiếc gối của bạn. Hãy nhớ là bạn không cần soạn đồ như thể bạn đang chuẩn bị leo lên tàu viễn dương thám hiểm biển Ca-ri-bê. Và nếu bạn có quên thứ gì thì bố em bé vẫn có thể mang vào bệnh viện cho bạn cơ mà.

Gợi ý cho tuần này

Thông báo sinh.Tạo một danh sách tất cả những người mẹ muốn thông báo về sự kiện bé chào đời cùng số điện thoại và địa chỉ của họ sau đó đưa cho một người mẹ có thể giúp loan tin.

Như vậy, khi sẵn sàng cho mọi người biết, mẹ chỉ cần thực hiện một cuộc gọi. Hãy nhờ ít nhất một đồng nghiệp của mẹ trong danh sách, để người đó có thể loan tin giúp mẹ trong công ty.

Thai nhi 35 tuần tuổi có mang đến cho bố mẹ cảm giác kì diệu nào không? Chắc hẳn là có rồi. Hi vọng những thông tin mình chia sẻ trên đây giúp bố mẹ hiểu biết kỹ hơn về tuần thứ 35 thai kỳ này. Chúc các gia đình hạnh phúc với bé yêu sắp chào đời nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post