Cẩm nang mang thai: Thai nhi 24 tuần tuổi
Thai nhi 24 tuần tuổi đã có kích thước nặng chừng 650g rồi đấy các mẹ ạ, bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ thì cơ thể các mẹ sẽ thêm nặng nề hơn trước. Các vết rạn da trên ngực, trên bụng hay đùi ngày càng nhiều, đồng thời tình trạng chuột rút cũng nặng hơn những tuần trước. Ngoài ra cơ thể cũng có một số triệu chứng khác, các mẹ hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Khi bước sang giai đoạn tuần thứ 24 thai kỳ thì tỷ lệ cơ thể của bé đã hài hòa hơn rồi, não của bé cũng phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Mẹ đã có thể cảm nhận rõ một vài chuyển động của cơ thể con như đạp chân, chuyển mình, đấm,…
Sự thay đổi của thai nhi 24 tuần tuổi
Thai nhi 24 tuần tuổi có kích thước nặng khoảng 500g và dài xấp xỉ 29cm. Như vậy là mẹ đã vượt qua được 5 tháng mang thai đầu tiên rồi đấy. Bước sang tháng thứ 6 này, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn vì thai nhi đang phát triển rất nhanh chóng.
Lúc này, em bé đã nghe được rất rõ các âm thanh từ bên ngoài nên cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển, xem các bộ phim hoạt hình và kể chuyện thường xuyên cho bé nghe. Hơn nữa, ở giai đoạn này của thai kỳ, bé đã hiểu được những lời bạn nói.
Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng khi biết khả năng nghe của bé phát triển sẽ bị ảnh hưởng bởi những âm thanh từ phía bên ngoài. Những tiếng ồn lớn vọng vào túi ối, chẳng hạn như tiếng chó sủa, tiếng kêu phát ra từ máy hút bụi, sẽ không làm bé khó chịu cho tới ngày bé “chui ra ngoài”.
Cơ thể của thai nhi tuần 24 đã phát triển đầy đủ các chức năng, cho nên khả năng sống sót nếu phải chào đời ở thời kỳ này của bé lên tới 85%. Nhờ các phương pháp khoa học tiến bộ, bác sĩ có thể tiến hành nuôi dưỡng thai nhi ở bên ngoài tử cung ngay từ tuần thứ 24. Khuôn mặt của bé cũng đã gần giống với khi chào đời với đầy đủ lông mi, mông mày, tóc, đặc biệt màu tóc bé là đỏ, vàng hay đen đều đã hình thành.
Cũng như nhiều bộ phận khác, bộ não của thai nhi phát triển nhanh chóng. Vị giác phát triển và phổi đã hoàn thiện, thực hiện được các chức năng khác nhau. Chính vì điều này mà hệ hô hấp của thai nhi được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, khối tế bào bề mặt vẫn chưa được sản sinh hết nên nếu phải sinh non, các bé sinh ở giai đoạn này sẽ gặp vấn đề về đường hô hấp.
Da của thai nhi tuần 24 vẫn chưa căng lên hoàn toàn vì chưa hình thành lớp mỡ dưới da, cơ thể em bé vẫn còn gầy yếu. Tuy vậy, tuyến mồ hôi đã hình thành dưới da. Các cơ chân và cơ tay đã phát triển và bé thường xuyên có động tác co, duỗi tay trong bụng mẹ. Điều này giải thích cho nguyên nhân bé thường quẫy đạp nhiều ở giai đoạn này.
Hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ thường không đều đặn, có lúc chuyển động nhiều nhưng có lúc lại nằm im nghỉ ngơi. Nếu để ý, bà bầu có thể nhận ra những lần bé bị nấc cụt, đó là do bé đang tập làm quen với kỹ năng nuốt và việc nuốt nước ối đã gây ra hiện tượng nấc ở thai nhi.
Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 23
Ngày thứ 162: Lỗ mũi của bé bắt đầu mở ra và mắt cũng sẽ mở ra theo.
- Mẹ làm cho bé: Nếu bạn có kế hoạch trở lại công việc sau khi bé chào đời thì hãy xem xét và tìm kiếm các lớp mầm non tốt. Nếu không hãy tìm người giữ trẻ hoặc vú nuôi để chăm sóc bé.
Ngày thứ 163: Những sợi dây thần kinh xung quanh môi bé bắt đầu lớn lên và nhạy cảm hơn. Điều đó giúp bé dễ dàng tìm thấy núm vú của bạn hoặc vú cao su.
- Mẹ làm cho bé: Sữa mẹ là nguồn sữa tự nhiên quý giá song một số mẹ vẫn chưa biết cách cho bé bú sao cho đúng, cũng như chưa biết cách giữ an toàn cho bạn lẫn nguồn sữa cho bé bú. Hãy tìm các dịch vụ tư vấn và tài liệu chuyên môn để được hướng dẫn cách thức nuôi con bằng sữa mẹ. Hoặc bố mẹ có thể tìm đọc cuốn Ba muốn nuôi con bằng sữa mẹ của Nhã Nam, mình thấy cuốn này rất hay mà giá lại rẻ, chỉ 54k.
Ngày thứ 164: Dây rốn của bé dài và khỏe hơn, kích thước cuộn dây rốn đ Hoo được lúc này là khoảng 55cm. Đây là một cuộn dây dày được tạo nên bởi 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Đây chính là chìa khóa sinh tồn của bé.
- Mẹ làm cho bé: Tổ chức một bữa tiệc tại nhà hàng, tiệm cà phê… để thông báo về việc sắp có mặt thành viên mới. Tạo dựng không khí hết sức tự nhiên, thoải mái giữa mọi người và bọn trẻ trong gia đình và lưu ý là bạn không nên dùng thức ăn nhanh.
Ngày thứ 165: Bé đã có hàng tỉ nơ –ron thần kinh – nó đủ dùng cho cả cuộc đời của bé sau này.
- Mẹ làm cho bé: Lúc này bạn cũng cần bổ sung tiếp omega-3 để giúp cho trí não của bé được hoàn thiện hơn. Bạn cũng cần nghĩ đến việc ghi lại những mục tiêu cần làm cho bé. Đừng quá lo lắng vì có thể thêm bớt hoặc xóa bỏ những thứ không cần thiết.
Ngày thứ 166: Bé vận động liên tục và đều đặn. Cường độ vận động tăng dần vào nửa đêm.
- Mẹ làm cho bé: Có thể là bây giờ, bạn ở trạng thái hầu như không còn thèm muốn gì cả. Tuy nhiên cũng vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiếu hụt để bảo đảm sức khỏe của cả bạn và bé. Tuy nhiên thỉnh thoảng, bất chợt bạn lại có những thèm muốn mãnh liệt vài món ăn vặt như kem, hoa quả, lúc đó thì bạn chỉ nên ăn mỗi thứ 1 ít thôi nhé.
Ngày thứ 167: Trước đây nhịp tim của bé đập đều đặn. Nhưng hôm nay thì nhịp tim dao động bất thường hơn, đó là vì thỉnh thoảng bé phản ứng lại với môi trường sống của mình.
- Mẹ làm cho bé: Nếu vẫn còn nghe được nhịp tim thai nhi mỗi ngày thì đó là niềm hạnh phúc. Có một số thiết bị y tế có thể giúp bạn theo dõi nhịp tim và cả tiếng nấc cụt của bé tại nhà. Đó chỉ là một cách thức liên kết với con khi bé còn ở bên trong cơ thể bạn bằng những việc như massage bụng, đọc sách, trò chuyện với con…
Ngày thứ 168: Giờ thì bé đã biết đói rồi đây, bé có thể tích trữ và cảm nhận được đồ ăn bạn nạp vào cơ thể. Đó là lý do bé uống nước ối khi còn trong bụng mẹ.
- Mẹ làm cho bé: Thời điểm lý tưởng cho việc đọc những cuốn sách làm cha mẹ, những mẹo dạy con. Mẹ không có nhiều thời gian nghiên cứu nếu bé đã ra đời vì bận chăm sóc bé. Do đó hãy tranh thủ ngay từ bây giờ để nắm các nguyên lý cần thiết.
Thay đổi của cơ thể mẹ khi bé 24 tuần tuổi
Không dễ gì mà quen ngay với việc khoe bụng mỗi lần đi khám, nhất là nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi bác sĩ. Nhiều hộ sinh và bác sĩ rất có ý thức tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của bệnh nhân. Nhưng nếu bạn vẫn thấy ngại, hoặc thấy có gì đó không thoải mài khi khám thai, thì bạn cứ chia sẻ với bác sĩ suy nghĩ của mình. Bạn và em bé của bạn là những người thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế, với đầy đủ tất cả nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Bạn là người bảo vệ quan trọng nhất cho chính bạn, và bạn cần phải được cảm thấy thoải mái với dịch vụ y tế mà mình đang sử dụng.
Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
- Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Một số chị em thấy việc thay đổi trên cơ thể mình thật đáng báo động bởi họ đã trở nên kém hấp dẫn đi, nhưng số khác thì chấp nhận sự thật này dễ dàng hơn, bởi họ cho rằng đương nhiên là mọi chuyện phải thế. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.
- Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
- Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.
- Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong ruột của bạn nữa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.
- Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại. Bạn cứ yên tâm là mình không phải bà bầu đầu tiên làm như thế, và càng không phải là người cuối cùng.
Những triệu chứng phổ biến mẹ gặp phải khi mang thai 24 tuần là:
- Táo bón
- Đau đầu thường xuyên
- Đau nhức vùng bụng dưới
- Đau lưng
- Chuột rút
- Tầm nhìn kém
- Sưng nhẹ mắt cá chân, tay
Những thay đổi về tâm lý
- Đến lúc này, có lẽ bạn đã có một cảm giác rõ ràng rằng mình thích hay ghét mang thai. Đa phần phụ nữ sẽ dao động giữa hai trạng thái tình cảm này, đến ngày dự sinh thì thường là họ cảm thấy như không chịu thêm được nữa. Cách mà bạn nhìn nhận quá trình mang thai của mình sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận thời gian còn lại kéo dài đến thế nào.
- Nếu bạn đã từng có con, bạn sẽ dễ có cảm giác như thể mình phản bội đứa lớn của mình. Có thêm một đứa con sẽ làm xáo trộn không khí và nề nếp đã được định hình trong gia đình bạn. Nếu bạn đã có con, hãy cố gắng tính trước việc trông con hay nhờ ai đó trông hộ mấy đứa trẻ khi bạn đi sinh. Có kế hoạch từ sớm sẽ giúp bạn bớt lo lắng cho mấy đứa lớn của mình, và giúp bạn chỉ tập trung vào việc sinh em bé. Hãy lên cả phương án dự phòng nữa, phòng khi phương án tối ưu không thể thực hiện được.
Chế độ dinh dưỡng
Sữa cho bà bầu cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết như canxi và các loại vitamin khác như A, D… cho mẹ khi mang thai. Nếu mẹ bầu chọn sữa đậu nành cung cấp nguồn năng lượng bổ sung cho cơ thể mỗi ngày thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Sữa bà bầu mình muốn review cho các mẹ đó là Sữa Friso Gold Mum, các mẹ có thể xem bài đánh giá của mình tại đây.
Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ít đường, ít béo, thường xuyên bổ sung các loại rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày để tăng lượng vitamin cung cấp cho cơ thể. Các loại rau phổ biến và tốt cho bà bầu như rau sa lát, rau diếp, đặc biệt là rau dền. Loại rau này chứa nhiều protid, glucid, vitamin và chất khoáng, hàm lượng vitamin A rất cao cộng thêm các vitamin B (1, 6, 12), C, PP rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Uống nước lọc thường xuyên để cho cơ thể mẹ bầu ổn định thân nhiệt, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể như nước dừa, nước cam hay sinh tố bơ…
Các bệnh thường gặp
Mẹ bầu có thể thấy mình mệt mỏi, uể oải và thiếu sinh lực, tuy nhiên, khi mang thai mẹ vẫn phải tiếp tục công việc của mình nên không thể nghỉ ngơi ngay lập tức. Bạn có thể ăn thêm hoa quả hoặc uống sữa để giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng giúp cơ thể thoải mái hơn.
Bạn có thể bị chảy máu chân răng khi đánh răng, đây là một trong những hiện tượng thường gặp ở các bà bầu. Hoocmon thai kỳ đã làm cho lợi của bạn dễ bị sưng, viêm, dẫn tới thường xuyên chảy máu, đặc biệt là khi bạn vệ sinh răng miệng. Điều bạn cần làm lúc này là đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên. Đừng sợ chảy máu chân răng mà không chăm sóc răng miệng vì điều đó chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn.
Một số người cũng thường gặp chứng nghẹt mũi hoặc chảy máu cam thường xuyên hơn trong thời gian mang thai. Các nhà nghiên cứu cho rằng triệu chứng này xuất hiện do những thay đổi trong tuần hoàn và cả những thay đổi ở hooc-mon trong thời kỳ mang thai. Điều này khiến màng nhầy ở mũi và đường hô hấp dễ bị sưng tấy và dễ chảy máu hơn. Do đó, bạn tránh dùng tay để lấy gỉ mũi hay tránh va chạm mạnh với mũi.
Bố mẹ cần làm
Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu để phát hiện bệnh tiểu đường trong thời kì thai nghén. Nếu lượng đường trong máu của bạn được bác sĩ nhận định là bất thường, bạn nên kiểm tra thêm. Bệnh tiểu đường thường gặp đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên nếu như bệnh này không được chữa trị kịp thời, thai phụ sẽ rất khó khăn khi đẻ thường. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường làm cho thai nhi phát triển quá lớn, đặc biệt là ở phần thân trên. Nó cũng khiến làm trẻ sau khi sinh bị tăng khả năng hạ đường huyết.
Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để đề phòng nguy cơ huyết áp cao dẫn tới tiền sản giật.
Mẹ cần lựa chọn loại áo ngực cho phù hợp với kích cỡ ngực, tốt hơn là hơi rộng và thấm hút tốt. Ngực mẹ sẽ tiếp tục lớn lên và càng lớn hơn khi có sữa, mẹ nên lưu ý để chọn những chiếc áo ngực vừa vặn nhất để có được sự thoải mái sau khi sinh.
Các ông bố nên quan tâm tới vợ mình nhiều hơn, giúp mẹ bầu làm các công việc nhà. Giảm tránh tối đa stress cũng như tình trạng khiến mẹ bầu căng thẳng hay cảm thấy tủi thân.
Những câu hỏi về thai nhi tuần thứ 24
Câu hỏi 1: Trong 3 tháng cuối tôi sẽ phải gặp bác sĩ bao lâu 1 lần?
Giai đoạn từ 28 đến 36 tuần, bạn sẽ phải gặp bác sĩ 2 tuần 1 lần. Một tháng trước khi sinh sẽ tăng lên 1 lần 1 tuần.
Câu hỏi 2: Khi đến khám bác sĩ sẽ làm gì?
- Hỏi han về sức khoẻ, tâm trạng của bạn; tiếp tục theo dõi bất kỳ vấn đề nào được phát hiện ở lần khám trước. Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có bị các cơn co thắt, chảy máu âm đạo hoặc ra dịch bất thường hay không, có bị đau đầu không, có cảm thấy lo lắng hay chán nản không. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác với những gì được hỏi.
- Hỏi han về các hoạt động của bé. Bác sĩ sẽ nhắc bạn thông báo ngay nếu cảm thấy em bé ít hoạt động hơn. Ở một lúc nào đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đếm các chuyển động của bé ở một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.
- Cân và kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm dấu hiệu của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, và các vấn đề khác. Đo huyết áp, kiểm tra mắt cá chân, bàn tay, và khuôn mặt xem có sưng không.
- Kiểm tra nhịp tim của bé và kiểm tra bụng để ước tính kích thước và vị trí của bé. Bác sĩ sẽ đo khoảng cách giữa xương mu và đỉnh tử cung của bạn để xem tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường không.
- Có thể bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung. Đừng nghĩ rằng bác sĩ sẽ thực hiện thao tác này mỗi lần khám. Đa số bác sĩ không thực hiện trừ khi họ lo lắng về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sinh non. Khi bạn đã quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn để quyết định xem có nên (hoặc khi nào nên) thực hiện các biện pháp giục sinh.
- Cho bạn biết phải coi chừng điều gì. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về các dấu hiệu chuyển dạ sinh non và tiền sản giật, cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác cần bạn phải gọi bác sĩ. Khi ngày dự sinh gần kề, bác sĩ sẽ thảo luận về những dấu hiệu sinh và cho bạn biết khi nào nên liên lạc với ông / bà ấy.
- Giải đáp những thắc mắc của bạn về việc mang thai và sinh nở. Hãy cùng chồng lập một danh sách và mang theo khi đi khám tiền sản.
- Thảo luận về các quyết định sau khi sinh, ví dụ như bạn có kế hoạch cho con bú sữa mẹ hoặc cắt da quy đầu cho con trai hay không. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về cách tránh thai sau sinh. Nếu bạn chưa tìm được bác sĩ nhi nào cho em bé, bác sĩ sản khoa của bạn có thể giới thiệu vài người.
Câu hỏi 3: Sẽ phải tiến hành những xét nghiệm gì?
Tùy thuộc vào tình hình, bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm:
- Hematocrit / hemoglobin: Xét nghiệm để phát hiện bệnh thiếu máu thường được lặp đi lặp lại trong ba tháng cuối. (Nếu bạn đã được xét nghiệm khi kiểm tra glucose và kết quả bình thường, có thể không cần phải lặp lại.)
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose bình thường trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần, có thể xem như yên tâm. Nhưng nếu kết quả bất thường và bạn chưa thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose, thì phải làm vào lúc này.
- Xét nghiệm kháng thể Rh: Nếu bạn mang kháng thể Rh âm (Rh-), xét nghiệm kháng thể sẽ được lặp lại (thường là cùng lúc với xét nghiệm glucose) và bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh ở tuần 28 . Trong trường hợp hiếm hoi máu em bé hoà vào máu của bạn, các globulin miễn dịch Rh sẽ ngăn cơ thể bạn phát triển các kháng thể có khả năng gây nguy hiểm cho các đứa con sơ sinh trong tương lai hoặc thậm chí ngay chính đứa con này. (Lưu ý: nếu cha của bé cũng có kết quả xét nghiệm Rh âm như bạn thì bé cũng có Rh âm tính, do đó bạn sẽ không cần globulin miễn dịch Rh)
- Các xét nghiệm về bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Nếu bạn thuộc đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ phết cổ tử cung để kiểm tra xem có chlamydia và bệnh lậu không, và bạn sẽ được xét nghiệm máu tìm bệnh giang mai. Cũng nên xét nghiệm HIV lại nếu gặp bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào kể từ lần xét nghiệm ban đầu, bởi vì có những cách điều trị giúp giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho em bé.
- Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Từ 35 đến 37 tuần, bạn sẽ được kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và trực tràng. Bạn sẽ không được điều trị ngay lập tức nếu kết quả dương tính, bởi vì điều trị sớm không đảm bảo rằng các vi khuẩn sẽ không trở lại. Thay vào đó, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV khi sinh nở. (Nếu trước đó bạn đã từng sinh con nhiễm GBS, có thể bỏ qua xét nghiệm này bởi vì chắc chắn bạn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh khi sinh nở.)
- Kiểm tra tình trạng sinh lý và sức khoẻ thai nhi: Nếu bạn bị một số biến chứng thai kỳ hoặc đã quá ngày dự sinh, phải làm các xét nghiệm này để kiểm tra tình trạng thai nhi.
Gợi ý cho tuần này
Dành nhiều thời gian hơn cho bố. Ghi lại tất cả những điểm bạn yêu thích của bố, cho bố biết lý do mẹ nghĩ bố sẽ là người cha tuyệt vời, hoặc chỉ cần nắm tay cùng nhau đi dạo. Dành thời gian để gần gũi với nhau về thể chất lẫn tình cảm, trân trọng những gì đã gắn kết và khiến hai người yêu thương nhau. Thử làm điều gì đó ít nhất một lần/tuần để chứng minh tầm quan trọng của bố, mẹ nhé.
Trên đây là những thông tin về thai nhi 24 tuần tuổi rất đầy đủ và chi tiết mà mình cung cấp. Các bố mẹ hãy đọc để biết thêm những điều bổ ích cho con nhé. Chúc các chị em vui vẻ hạnh phúc trong 9 tháng 10 ngày mang thai!