Wikimua Uncategorized Mách bạn! Kinh nghiệm du lịch Maldives dành cho gia đình có con nhỏ

Mách bạn! Kinh nghiệm du lịch Maldives dành cho gia đình có con nhỏ

Mách bạn! Kinh nghiệm du lịch Maldives dành cho gia đình có con nhỏ

Bài viết này mình viết dựa trên kinh nghiệm chuyến đi vừa qua, đúc kết lại để lần sau đi tiếp và chia sẻ thông tin để mọi người sử dụng làm thông tin tham khảo. Nếu các bạn thắc mắc thì có thể hỏi trực tiếp tại đây. Mình sẽ trả lời ngay khi có thể.
Cho dù là đi đâu mình cũng luôn duy trì thói quen gồm 4 phần:
  1. Research thời tiết nơi đến trước khi đi.
  2. Đi lại như thế nào.
  3. Ở đâu? Ăn gì? Chơi gì?
  4. Budget allocation để chuẩn bị về mặt tài chính
1/ Thời tiết
Mình thường sử dụng Accuweather.com để làm thông tin tham khảo trước khi quyết định đi. Vì đây là trang luôn cập nhập thông tin mới nhất và chính xác nhất. Như các bạn đã biết thì thông tin thời tiết chỉ có thể là dự đoán chứ không bao giờ chính xác nhưng Accuweather sẽ luôn cập nhập để các bạn biết được kế hoạch. Ví dụ như đợt vừa qua có cơn bão Typhoon tại Philippines nên nhà mình quyết định đổi gió đi Maldives.
Để chắc ăn hơn nữa thì các bạn có thể check đối chiếu với resort tại Maldives và hỏi họ thêm tình hình thời tiết những ngày gần đây (trước giờ mình đi chơi không bao giờ có kế hoạch trước, toàn là ngẫu hứng lên rồi đi ngay nếu như có thời gian rảnh). Theo các bài viết từ các trang tiếng Việt thì bảo trời bên đó từ tháng 6-10 là trời mưa nhưng thực tế thì mình đi thời tiết thật tuyệt vời, như những bức tranh thật.
Kinh nghiệm du lịch Maldives dành cho gia đình có con nhỏ
Thời tiết trong xanh, bạn nhìn ở ngoài còn đẹp hơn rất nhiều
2/ Về đi lại
Để đến Maldives thì các bạn sẽ phải bay tới sân bay quốc tế Male có mã sân bay là MLE. Để bay tới MLE thì các bạn sẽ phải transit (quá cảnh) tối thiểu ở 1 sân bay hoặc 2 sân bay.
Quá cảnh tại 1 sân bay, dựa theo research của mình thì có các sân bay sau:
  • Singapore
  • Hongkong
  • Bangkok
  • Kuala Lumpur
Tổng thời gian để bay đến Male của các chặng này thấp nhất là từ 8 giờ đến 36 giờ. Thông thường transit tại Hongkong hoặc Bangkok thì sẽ kéo dài lên đến 36 giờ vì thời gian layover tại sân bay bị kéo dài chờ tới chuyến bay tiếp theo.
Quá cảnh tại 2 sân bay thì thông thường sẽ phải transit tại sân bay: thời gian bay sẽ dài hơn và mất nhiều thời gian hơn.
  • Kuala Lumpur đến Colombo rồi đến Male
  • Hoặc Hongkong đến Quảng Châu rồi đến Male
  • Hoặc Srilanka đến Colombo rồi đến Male
Do nhà mình có con nhỏ chỉ mới 4 tuổi và đi chơi thì phải thoải mái vì vậy mình có một số yêu cầu cơ bản:
  • Máy bay phải có hành lý ký gửi để có thể gửi đồ và không phải mang vác bất kì hành lý nào. Trừ các thiết bị điện tử như laptop, iPad… thì bắt buộc không được ký gửi.
  • Về quá cảnh: nhà mình chỉ muốn bay nhanh nhất có thể, không muốn mất thời gian cho việc bay nên mình chỉ lựa chọn việc quá cảnh tại 1 sân bay duy nhất.
  • Về thời gian layover: đây là thời gian khi transit ở các sân bay và chờ tới chuyến bay tiếp theo.
  • Ăn uống trên máy bay: yêu cầu phải có phục vụ ăn uống trên máy bay. Các hãng giá rẻ thông thường có đồ ăn trên máy bay nhưng bạn phải mua và trả thêm tiền. Các hãng giá rẻ gồm có: AirAsia, FlyScoot (tên cũ là TigerAir), Jetstar.
  • Máy bay phải lớn: dựa theo kinh nghiệm đã bay trên 200 chuyến thì mình thấy chỉ có 2 loại máy bay lớn của Airbus là A359 và A330 hoặc Boeing 787 là lớn, chỗ ngồi rộng và thoải mái. Các hãng hàng không giá rẻ họ chỉ bay bằng A321, máy bay nhỏ và chật chội, đặc biệt là rất ồn.
Về search máy bay thì trước giờ mình sử dụng Kayak. Họ sẽ search tất cả các route (hành trình bay) trên thế giới phù hợp với yêu cầu của bạn cũng như chi phí rẻ nhất tới đắt nhất.
Dựa trên các yêu cầu ở trên thì nhà mình chọn được chuyến bay của Singapore Airlines. Vì họ có:
  • Hành lý ký gửi 30kg/người
  • Transit tại sân bay Singapore (nhiều lựa chọn cho tín đồ shopping vì có tận 4 terminal tha hồ mua sắm thoải mái).
  • Có phục vụ đồ ăn trên máy bay miễn phí (thực ra đã tính vào vé rồi).
  • Đặc biệt: họ ưu tiên người già và trẻ em khi phục vụ ăn uống.
  • Đặc biệt thứ 2: có quà cho trẻ em mỗi khi lên máy bay.
  • Chi phí: cao

SingaporeAirlines Gift for children
Nhược điểm của hàng không giá rẻ:
  • Không hành lý ký gửi
  • Không phục vụ ăn uống
  • Máy bay nhỏ, ổn, chỗ ngồi chật chội.
  • Chi phí: rẻ.
Do lúc đi nhà mình chỉ mong bay tới Maldives càng sớm càng tốt nên nhà minh chọn thời gian lúc bay layover không quá 2 giờ tại sân bay transit. Còn lúc về thì nhà mình transit tại sân bay Singapore và chọn layover time dài đến chiều để đưa 2 mẹ con đi mua sắm.
Tiền vé máy bay tổng cộng 2 người lớn và 1 trẻ em là: $1,832 USD

Return air ticket of Singapore Airlines
3/ Resort
Về resort thì mình sử dụng 2 nguồn tham khảo là Agoda và Booking.
Agoda rất mất dạy, giá mình xem tại máy mới hoàn toàn, mạng khác thì rất thấp nhưng giá khi xem bằng máy tính của mình và điện thoại/iPad thì giá phòng cao hơn so với các máy kia. Mặc dù mình còn hơn $150 USD tiền họ tặng trên tài khoản nhưng không bao giờ dùng vì bọn này rất mất dạy. Đồng thời mình cũng đã xoá app ra khỏi tất cả các thiết bị vì cách làm ăn bố láo, mất dạy mà họ nghĩ rằng à công nghệ của tao thông minh. Mình chỉ sử dụng họ làm nguồn tham khảo thông tin hình ảnh của resort.
Booking: tốt hơn Agoda, nhưng được cái là cho bạn reserve phòng mà không cần phải thanh toán ngay. Tuy nhiên đừng có nghĩ là reserve mà không đi thì không cần phải thanh toán. Vì khi reserve bạn đã phải nhập thông tin thẻ tín dụng và nếu bạn không đến thì coi như là bạn sẽ phải trả số tiền đó. Và họ có quyền trừ số tiền trên thẻ của bạn. Có một số resort cho bạn hủy phòng nhưng phải báo trước bao nhiêu ngày và sẽ phải chịu 50% chi phí.
Ưu điểm của Booking: giá đã bao gồm 10% VAT khi đặt phòng tại Việt Nam. Như vậy rất tiện cho các công ty đặt phòng cho nhân viên đi công tác.
Bạn có thể đặt phòng tại đây để được giảm $15 USD: https://go.vhost.vn/booking
Tuy nhiên mình chỉ sử dụng Booking và Agoda để tham khảo hình ảnh của resort trước khi quyết định đặt phòng.
Đã bỏ thời gian tới Maldives thì tốt nhất nên ở luôn mấy cái resort ở trên mặt nước (water villa) để tận hưởng và recharge nạp lại năng lượng sau sự stress của công việc. Đừng có nghe mấy blogger viết ở đất liền rồi thuê tour $100 – $200 USD ra mấy cái đảo chụp hình làm gì. Tiền thì cũng mất nhưng không được tận hưởng trọn vẹn.
Chính vì vậy khi lựa phòng những phòng dạng beach (ở đất liền), bungalow, seaview, garden view mình đều bỏ qua hết. Chỉ lựa chọn water villa mà ở.
Nhưng, water villa cũng có nhiều dạng. Nhiều resort họ chỉ có vài căn water villa trồi ra ngoài mặt nước nhưng gần đất liền như hình bên dưới như vậy bạn có chụp hình thì lên ảnh cũng sẽ không đẹp. Hơn nữa những resort dạng này do chỉ có vài căn nên giá cũng rất cao so với các loại phòng khác trong cùng resort của họ. Vì vậy họ sẽ ưu tiên cho những khách trả tiền cao nhất mới được sử dụng.

Hình trên Booking.com
Ngoài ra water villa có 2 loại: có private pool (hồ bơi riêng) và không có pool. Thông thường loại không có hồ bơi riêng thì chi phí sẽ rẻ hơn.
Phí di chuyển từ sân bay tới resort
Chỗ này mình cần quay lại phần di chuyển một chút vì. Để đến được resort thì các bạn cần phải di chuyển bằng speedboat (tàu cao tốc) hoặc thuỷ phi cơ từ sân bay MLE tới resort. Và đây là chi phí phát sinh riêng mà chưa bao gồm trong tiền phòng. Theo các blogger viết thì họ khôn lắm, nào là các bạn cần deal với resort về việc không sử dụng phương tiện di chuyển của họ mà sẽ sử dụng phương tiện riêng, sau đó lại phải đi tìm bên thứ 3 hỗ trợ chở ra resort. Nhưng việc này mình thấy là không cần thiết, mất thời gian và chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Đã đi chơi thì nên thoải mái, hơn nữa bên resort họ tự pickup hành lý hết cho bạn và bạn chỉ đi tay không tới tận phòng ngủ của mình (nhớ TIP cho họ).
Nhìn chung các resort mình nhận thấy như sau:
  • Các resort ở xa: chi phí phòng rẻ, chi phí di chuyển cao.
  • Các resort ở gần: chi phí phòng cao, ngược lại chi phí di chuyển thấp.
Sau khi xem xét thì mình lựa chọn được 2 resort bao gồm:
  • Kandima Maldives: booking.com đánh giá 8.9 điểm
  • Grand Park Kodhipparu: booking.com đánh giá 9.1 điểm
Kandima Maldives: nhược điểm là phí di chuyển cao. $550 USD cho 1 người lớn và $350 USD cho trẻ em dưới 12 tuổi. Bên cạnh đó vị trí resort của họ ở cách xa sân bay MLE.
Grand Park Kodhipparu:
Tại sao mình chọn Grand Park Kodhipparu?
  • Phí di chuyển khứ hồi từ sân bay tới resort chỉ $180 USD cho người lớn và $90 USD cho trẻ em. Bạn cần phải thông báo cho resort thông tin chuyến bay của bạn tối thiểu trước 48 giờ để họ sắp xếp việc đón. Dưới 48 giờ họ sẽ không xử lý.
  • Bên cạnh đó, vị trí resort của họ chỉ cách sân bay 20-25 phút di chuyển bằng speedboat. Bạn đến vào buổi tối họ vẫn có thể đón bạn. Nhưng đừng dại, việc gì phải tốn tiền hơn $1000 USD/đêm trong khi bạn có thể ở lại các hotel gần sân bay chỉ với $100 USD một đêm và sáng sớm hôm sau họ sẽ đón bạn từ 8h30 sáng.
  • Mặc dù theo lịch trình là checkin từ 14h00 chiều nhưng lúc họ đón tại sân bay là 8h30 và tới resort là gần 9h sáng thì họ vẫn cho bạn checkin ngay (nếu có phòng trống ngay). Gia đình mình may mắn nên được checkin sớm. Và tới ngày về thì được checkout muộn tới tận 14h00.
  • Trước ngày về 1 ngày thì họ đã chuẩn bị sẵn giấy tờ bao gồm thư cảm ơn và báo cáo lại toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình gia đình mình nghỉ dưỡng tai resort để có thể chuẩn bị thanh toán mà không phải chờ tới ngày hôm sau mới phải lo xử lý. Vì chuyến bay của mình khởi hành về vào lúc 23h25 nên họ lịch sự mời ở lại sử dụng toàn bộ các dịch vụ của họ từ phòng giữ đồ, nhà tắm tại Breeze, Breeze, charging, phòng xông hơi, xông khô, bar …. cho tới 20h00 rồi họ sẽ đưa ra sân bay.

Thư cảm ơn và đính kèm summary invoices phát sinh trong quá trình ở resort
  • Tới ngày cuối cùng này gia đình mình mới thực sự tận hưởng được không gian cả nhà nằm trên ghế lớn, ngắm bầu trời ngàn sao rõ đẹp, trăng thì lại rất là tròn và chiếu lên mặt nước và nghe nhạc chill do 1 bạn DJ chơi … chẳng còn gì trên thế gian này đẹp hơn. Và bạn sẽ chẳng muốn về.
  • Bên cạnh đó người của Grand Park ở sân bay cũng là nhân viên làm việc cho sân bay nên họ có thể linh động và chủ động xử lý nhiều tình huống ở sân bay hơn.
Thời tiết ở Maldives cực kì mát mà không bị rít rít da giống như kiểu khi đi các biển ở Việt Nam, Sentosa Beach (Singapore) hoặc Kohrong (Campuchia) ….
Do kế hoạch nhà mình đi Maldives vào cuối tháng 10 nhưng lại máu quá nên đổi kế hoạch đi ngay trong tuần tiếp theo (từ lúc đặt vé máy bay cho tới ngày bay chỉ cách nhau 5 ngày). Vì vậy giá phòng Booking.com có thể cao hơn giá book trực tiếp tại resort. Để chắc chắn mình đã email hỏi bên resort và đúng là rẻ hơn.
Họ có 5 loại phòng:
  • Beach: resort trên đất liền:
  • Lagoon Water Villa: view ra hồ nhỏ (không khuyến cáo ở vì view không đẹp)
  • Lagoon Pool Water Villa: có hồ bơi riêng, không khuyến cáo ở vì view không đẹp.
  • Ocean Water Villa: không có hồ bơi riêng, view ra biển
  • Ocean Pool Water Villa: có hồ bơi riêng và có cầu thang bước thẳng xuống biển. Loại này đắt nhất.

Villa trên mặt nước, không có hồ bơi riêng
Nhà mình quất luôn cái Ocean Pool Water Villa vì có Sugar nên bạn ấy không xuống được biển mà sẽ chơi ở trên hồ bơi. Bên cạnh đó tắm biển xong nhà mình cũng muốn lên tắm hồ bơi 1 chút trước khi vào tắm lại.
Cụ thể tiền phòng như sau:
  • Người lớn: $672 USD/người/đêm (chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ).
  • Trẻ em: $140 USD/người/đêm (chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ).
  • Thuế và phí: 23.2%
  • Phí bảo vệ môi trường: $6 USD/người lớn/ngày, đây là phí bắt buộc, trẻ em cũng tương tự người lớn, ko có discount. Không phải chịu thêm 23.2% trên khoản phí này.
  • Ăn trưa: $100 USD/người lớn và $50 USD/trẻ em (discount 50% cho trẻ em). Chi phí đã bao gồm thuế và phí dịch vụ. Chưa bao gồm nước uống, nước uống tính riêng.
  • Ăn tối: $100 USD/người lớn và $50 USD/trẻ em (như ăn trưa).
  • Tất cả các chi phí kể trên chưa bao gồm phí di chuyển từ sân bay ra resort: $180 USD/1 người lớn và $90 USD/trẻ em dưới 12 tuổi.
Như vậy mỗi ngày hết gần $1550 cho tiền ăn và ở. Chưa bao gồm chi phí di chuyển speedboat. Chưa bao gồm tiền đi chơi và TIP cho các bạn phục vụ.

Báo giá tiền phòng đi từ tháng 10 nhưng nhà mình đổi kế hoạch qua đi ngay vào cuối tuần

250 USD là mới chỉ bao gồm ăn, nước uống tính riêng cho dù nếu bạn có uống nước lọc thì vẫn phải trả thêm tiền
Bạn có thể tiết kiệm không ăn trưa vì việc ăn sáng kết thúc vào lúc 10h30 và ăn tối thì sẽ bắt đầu từ lúc 19h00. Xế chiều bạn có thể ăn mì gói (nhớ mang đi) hoặc gọi các món ăn 24 giờ (lúc nào cũng có) phục vụ trực tiếp tại phòng. Chi phí 1 món chỉ khoảng $30-$80 USD/phần ăn/người.
Như đã nói ở trên do tiền ở resort khá đắt, đắt gấp 3 lần so với ở Marina Bay Sand (Singapore) nên đêm đầu tiên khi tới sân bay là đã 22h10 thì không nên dại gì mà gọi resort họ đón bạn. Nếu bạn gọi thì họ vẫn đón nhưng dại gì mà mất 1 ngày tiền trong khi chỉ có vài giờ nữa thôi là bạn đã qua ngày mới rồi. Vì vậy mình book tạm 1 resort 4 sao tại gần sân bay MLE là Crown Arena với chi phí chỉ $136 USD/đêm.

Đêm đầu tiên ở gần sân bay MLE chờ qua sáng ngày hôm sau di chuyển qua resort
Sau khi book được hotel tại MLE thì mình thông báo cho bên Grand Park để họ sắp xếp việc đón vì họ sẽ chủ động thông báo cho hotel Crown Arena về việc hỗ trợ đưa trở lại sân bay đúng giờ vào sáng ngày hôm sau.
Đi Maldives bạn nên tối thiểu 5 ngày vì:
  • Ngày đầu tiên: tới MLE và ở lại hotel gần sây bay chờ qua ngày hôm sau bên resort tới đón
  • Ngày thứ 2: tới resort checkin và thuê đồ snorkeling ngay và luôn.
  • Ngày thứ 3: đi lặn ngắm san hô, bơi cùng sinh vật biển
  • Ngày thứ 4: đi tour dolphin và ngắm mặt trời lặn (rất đáng để đi)
  • Ngày cuối cùng: nghỉ ngơi để recover lại sức khoẻ sau những ngày ăn chơi trước khi bay về.
  • Nếu có thời gian thì bạn nên chơi thêm các trò water sport sẽ rất thú vị.
 
Có một điểm là hầu hết các du khách ở Maldives họ đi couple (2 người) nhiều hơn thay là đi theo dạng gia đình. Nếu đi gia đình thì con cái phải lớn tuổi để có thể tự lo và người lớn có thể tự do diving và snorkeling mà không phải lo lắng không có ai trông trẻ em.
Khi đi Maldives bạn cần mang theo $500 USD tối thiểu vì đây là số tiền deposit (đặt cọc) để đảm bảo nếu có gì hư hại thì họ sẽ trích từ số tiền này ra để đền bù. Ngược lại nếu không có gì thì họ sẽ hoàn lại tiền cho các bạn vào ngày checkout (đi về).

Deposit resort
Về ăn uống thì đồ ăn của họ phần lớn là curry (cà ri) và các món tây. Ngày đầu tiên không được ngon (có thể là do chủ nhật nên du khách không còn nhiều) nhưng qua ngày thứ 2 thì đồ ăn rất ngon. Nhưng ăn hoài sẽ ngán (đó là lý do tại sao nên đem theo mì gói, nhà mình quên mất khoản này nên thèm vãi cả ra mà không có).
Do nhà mình không có thời gian và không biết bơi (đến đây không biết bơi sẽ là thiệt thòi vì vậy chuyến này về phải xoá mù bơi cho cả nhà) vì phải về Việt Nam có một số việc cần xử lý vì vậy nhà mình chỉ đi 5 ngày.
Tổng chi phí chuyến đi ăn uống, ăn chơi thoải mái, shopping tại sân bay Singapore chỉ tốn hơn 150 triệu. Nếu bạn chưa bao giờ vào Singapore chơi thì nên chọn thời gian quá cảnh 2-3 ngày và ở lại Singapore lúc chiều bay về để tham quan Singapore. Do nhà mình đã đi Singapore nhiều lần nên lúc về chỉ quanh quẩn ở sân bay mua sắm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post