Hướng dẫn cách chọn mua iPhone 4, iPhone 5 cũ cho người dùng
Cách chọn mua iPhone 4, iPhone 5 cũ cho người dùng kiểm tra
Kiểm tra iCloud: Trước khi mua iPhone phải biết nó “chính chủ” hay không? Thì iCloud là cái dễ phân biệt nhất, ngoài ra iCloud rất quan trọng vì mất tài khoản iCloud có thể biến chiếc iPhone 5S trở thành cục gạch không thể sử dụng được. Cách test thì rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo bài viết “Cách kiểm tra iPhone, iPad bị khóa iCloud miễn phí từ Apple”. Kiểm tra số IMEI: Máy zin chính hãng thì IMEI trùng với khay sim, main và vỏ hộp. Bấm *#06 để lấy số IMEI. Hoặc vào Setting (Cài đặt) –> General (Cài đặt chung) –>Aobut (Giới thiệu) (Hoặc xem hướng dẫn lấy IMEI), không trùng IMEI thì có lẽ khỏi check nữa, máy chính hãng còn hộp lại không trùng IMEI :(.
Kiểm tra phần cứng trước khi mua iPhone 4, iphone 5 cũ
Kiểm tra màn hình máy: Phải quan sát kỹ màn hình, ở điều kiện ánh sách tốt, màn nhìn màu trong suốt, không bị vàng ố, đặc biệt là không bị kẻ xọc (tức là có những đường kẻ ngang dọc trên màn hình). Kiểm tra điểm ảnh, lỗi hở sáng bằng cách bật Camera, sau đó lấy ngón tay che camera lại, kế đến màn hình sẽ màu đen, bạn quan sát kỹ nếu thấy có các điểm trên màn có các màu khác thì nó có điểm chết. Kiểm tra cảm ứng: iPhone là máy cảm ứng, nếu sử dụng bình thường thì không sao, nhưng nếu máy va đập hay loạn cảm ứng và có những điểm chết, lúc đó dùng iPhone cũ rất ức chế. Cách kiểm tra là bạn mở máy, nhấn đúp 2 lần lên biểu tượng chương trình, sau đó di chuyển nó đi khắp màn hình, nếu mà qua điểm nào mà biểu tượng đó bị rớt thì nó là điểm chết. (Nhớ kiểm tra lại 2 lần cho chắc vì đôi khi tay bạn làm bị rớt). Ngoài ra quan sát kỹ xem nó có bị loạn hay nhạy cảm ứng không (tức là chiếc iPhone cũ không bấm vào chương trình nó cũng tự bấm) – máy loạn cảm ứng hay điểm chết nhiều thì chỉ có thay thế, ko sửa được. Cảm ứng iPhone cũ thì cũng không có rẻ nên bạn chú ý. Kiểm tra tra xem máy bị tháo ra hay chưa ? : Kiểm tra bằng cách nhìn 02 chiếc ốc nằm ở cạnh dưới của máy, nếu ốc mà toét hoặc bạn đẻ ý cái rãnh của ốc, nếu có người tháo ra thì phần đó nó sẽ sáng hơn so với mặt của ốc. Do khi thợ dùng tua vít để tháo thì chắc chắn sẽ để lại dấu hiệu, ốc của iPhone có chiều dài khác nhau, nên đã làm toét rồi thì phải tìm con khác thay vào cũng khó nhé.
Kiểm tra rung, chuông, loa và mic: Lấy máy khác gọi điện vào chiếc iPhone 4 hay iPhone 5 cũ bạn định mua, nói chuyện thử và nghe xem có bị hỏng rung không, loa nghe có rõ hay bị rè, mic có nói chuyện được hay không, âm thanh đàm thoại có tốt không. Bạn cũng nên bật loa ngoài nghe nhạc để xem có bị rung hay rè không nữa. Kiểm tra Camera: Camera kiểm tra xem chất lượng ảnh cả camera trước và sau, bạn thử chụp ảnh xem có vấn đề gì không?. Khi bật camera xem camera có bị mờ hay không?. Bạn nhớ là điện thoại có hỗ trợ quay video có tiếng, vậy nên cũng thử xem khả năng của mic hoạt động tốt tới đâu.
Kiểm tra cảm biến: iPhone 4 hay iPhone 5 đều có cảm biến, bạn đưa mạnh điện thoại vào tai thì lúc gọi điện nó phải tắt, gọi điện mà chưa cho gần vào tai nhưng màn hình vẫn tắt là mất cảm biến, cho gần vào tai không tắt cũng là mất cảm biến. Kiểm tra Wifi: Wifi nhanh chậm thì chủ yếu là do mạng kết nối, nhưng bạn cần chắc chắn là máy iphone cũ bạn mua kết nối tốt. (Có một số máy bị hỏng wifi khi sử dụng, do đó bạn nên bật wifi trên 15 phút để test cho chắc chắn hơn).
Kiểm tra sạc: iPhone cắm sạc vào pin khá nhanh ( 1 số trường hợp vào chậm do pin ) kết nối vào dễ dàng, đặc biệt là khi cắm vào không bị đơ cảm ứng.
Kiểm tra phím gạt, phím home, nút nguồn : Nó cần thao tác dễ dànm không bị kẹt, bấm nhẹ và nẩy. Nút Home không bị lún, biểu tượng nút Home có viền đẹp.
Kiểm tra tai nghe: Nghe được cả 02 bên, nghe rõ không bị rè.
Kiêm tra pin: iPhone cũ khá khó, phải dùng mới đánh giá được. Bạn hãy thử chơi game, lên mạng, nghịch tí xem độ giảm pin của máy thế nào. Ý mình là khi bản thấy dùng mới có 10 phút mà giảm 15% hoặc cao hơn thì cần xem lại. Nếu quả Pin yếu tầm 10-15% k sập nguồn chắc luôn. Chanh nghĩ đây là những điểm hết sức cơ bản của một chiếc máy mà bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra kỹ, không cần tới thợ để phân biệt iPhone 4, iPhone 5 cũ nào còn sử dụng tốt, tránh việc tiền mất tậ mang, hoặc lại phải mang đi sửa, dùng những chiếc máy iPhone bị các cửa hàng đẩy đi do hàng lỗi gì đó. Đây là những cách kiểm tra khá tổng quát và dễ dàng nên bạn có thể áp dụng với cả iPad nữa. Chanh tổng hợp thêm bảng giá một số lỗi mà iPhone hay gặp phải nếu bạn có lỡ cần thay thế cũng có thể cân nhắc.
Update ngày 18/10 về giá iPhone 4, iphone 5 cũ
Giá iPhone 4 cũ: 3,2tr Giá iHone 4S cũ: 4,8tr Giá iPhone 5 cũ: 7,2tr Giá iPhone 5S cũ: 10tr. Đây là giá Chanh tham khảo của thợ nhập vào nhé, tầm giá này là bạn có thể mua được hời rồi. Với điều kiện là máy dùng tốt, không có lỗi lầm gì. Còn nếu có lỗi phần nào, VD màn bị hỏng hay vỡ mặt kính bạn trừ đi giá thay thì sẽ ra loại giá bạn có thể mua được.
Về những lỗi phổ biến khi sửa iPhone
Màn hình iPhone 5S, 5C: Khoảng 1.000.00 VNĐ. (Mặt kính khoảng 800.000 VNĐ) Màn hình cho iPhone 5: Khoảng 800 đến 900.000 VNĐ (Khoảng 800.000 VNĐ) Màn hình iPhone 4 và 4s: Giá dao động khoảng 550.000 đến 600.000 VNĐ (Mặt kính Rẻ nhất khoảng 350.000 VNĐ) Các lỗi như hỏng loa, hỏng mic thì các bạn có thể thay thế ở rất nhiều nơi giá nó khác nhau. Chú ý: Dù bạn thay hay sửa gì thì đều phải có BẢO HÀNH. Linh kiện ở các trung tâm (kể cả trung tâm lớn) Chanh có biết cũng là hàng thay thế, nó dùng cũng OK, nhưng vớ phải cái nào kém, lại trung tâm kém uy tín thì bạn mất thời gian và mua bực vào mình cũng lớn, đồ điện tự cũng khó nói. Nhưng kinh nghiệm của Chanh là cái quy trình thay thế, quan sát nhân viên và những khách hàng khác đến sửa. Kiểm tra kỹ sau khi kỹ thuật họ sửa chữa, hay thay thế linh kiện gì của mình, kiểm tra trước và sau khi thay thế nhé, nhớ test kỹ. Ít nhất ngồi ở đó 30 phút, vì một số lỗi chỉ sảy ra khi máy hoạt động. VD trường hợp 1 số máy hay chậm chờn wifi khi máy hoạt động bị nóng, nếu nóng vội bạn sẽ mua bực vào mình đó.Chúc bạn thành công, đừng quên trao đổi với Chanh hoặc đóng góp bình luận bên dưới để bài viết hoàn thiện hơn.