12 loại bệnh trẻ thường gặp nhất trong mùa hè và cách phòng tránh
Chúng ta ai cũng đều biết cơ thể trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương từ các tác động môi trường. Do đó bố mẹ cần hết sức cẩn thận khi chăm sóc cho trẻ, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng. Mùa hè là dịp nhiều bệnh phát sinh trên trẻ nhỏ, sau đây Chanhtuoi sẽ tổng hợp 10 loại bệnh trẻ thường gặp nhất trong mùa hè để bố mẹ biết và chủ động phòng tránh.
Nhận biết những bệnh phổ biến ở trẻ mùa nắng nóng cũng ít nhiều giúp các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh để bảo vệ con trẻ trước nguy cơ bị mắc những căn bệnh này.
Top 12 loại bệnh trẻ thường gặp nhất trong mùa hè bố mẹ nên biết để phòng tránh
1. Bệnh rôm sảy
Do thời tiết nóng lực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh rất nhiều. Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà , rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Cách phòng tránh:
- Bạn thường xuyên tắm bé tại nhà và vệ sinh cho bé. Bạn dùng các loại lá như rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng lực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy .
- Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước.
- Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
2. Tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp. Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy, do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
Cách phòng tránh:
- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, chăm sóc trẻ đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ. Cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé.
- Cho trẻ dùng Siro SPECIAL KID có tác dụng giúp bổ sung nước, đường, các chất điện giải và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khi trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi khi sốt cao.
- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy cấp bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.
3. Ngộ độc thức ăn
Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non.
Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Nếu thấy các triệu chứng nổi bật như: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.
Hoặc có thể do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…
Cách phòng tránh:
- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ.cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé .
- Thường xuyên tắm cho bé và vệ sinh cho bé hàng ngày .
- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.
4. Viêm đường hô hấp cấp tính
Thời tiết oi bức làm bùng phát những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm A-mi-đan, viêm VA…, hầu hết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nhiễm siêu vi trùng.
Khi bị bệnh trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, nôn… khiến trẻ mệt đừ và khó ăn uống. Một số trường hợp có thể do bị nhiễm vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae típ b (viết tắt Hib) và phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumonia), khi thấy trẻ bệnh phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
5. Nhiễm siêu vi
Ghi nhận tại những bệnh viện nhi, mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, mệt mỏi hay lừ đừ vì trẻ thường bị sốt cao, một số trẻ có biểu hiện như buồn nôn hay nôn rất nhiều khiến cha mẹ rất lo lắng…
Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên cũng có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ cần chú ý như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi sởi, siêu vi cúm, siêu vi gây bệnh thủy đậu…
6. Bệnh thủy đậu (trái rạ)
Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.
Một vài vấn đề cần lưu ý như sau:
- Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
- Hạn chế việc gãi, cào nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt. Vẫn có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, thực hiện việc lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.
- Đối với các nốt đỏ đã bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
- Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra người bệnh thủy đậu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
- Sau vài ngày tự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì lập tức phải đưa bệnh nhân thủy đậu đến bác sĩ để có những phương pháp điều trị tốt hơn. Có như vậy thì bệnh mới mau khỏi và không bị biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác.
7. Nhóm bệnh sởi – quai bị – Rubella
Cũng giống như bệnh trái rạ, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh “đến hẹn lại lên” vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 – tháng 6 hàng năm.
Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới, bệnh Rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng vắc xin 3 trong 1.
Cách phòng tránh:
- Bạn hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin.
- Ngoài ra bạn thường xuyên vệ sinh thân thể cho các trẻ nhỏ để tránh trẻ mắc 1 số bệnh về đường hô hấp.
8. Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B)
Mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6 – tháng 7), bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm xảy ra hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Một điều may mắn là hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.
9. Viêm màng não ở trẻ em
Theo thống kê thường niên của bệnh viện Nhi Đồng 1 và bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng, nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ em, nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng thường để lại nhiều di chứng nặng nề như trẻ bị bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh… Hiện tại bệnh cũng đã có vắc xin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Cách phòng tránh:
- Các ông bố bà mẹ cần vệ sinh như tắm cho bé và chăm sóc bé thật tốt. Tránh tình trạng trẻ mắc bệnh chân tay miệng.
- Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viêm màng não hay mang trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Cách phòng tránh:
- Các ông bố bà mẹ cần vệ sinh như tắm cho bé và chăm sóc bé thật tốt . Tránh tình trạng trẻ mắc bệnh chân tay miêng .
- Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viên màng não hay mang trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị .
10. Bệnh tay chân miệng
Hiện tại bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước, thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.
Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Do thời tiết nóng lực, gây đau họng, sổ mũi đó là triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ .
Cách phòng tránh:
- Thường xuyên vệ sinh tắm cho trẻ sơ sinh và cách trẻ hàng ngày vệ sinh sạch sẽ cho trẻ .
- Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên các biện pháp phòng ngừa . Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị cho trẻ .
11. Sốt xuất huyết
Bệnh phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa (mùa hè). Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2 – 7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm/mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam (máu mũi), chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen,… Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân:
- Do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra .
- Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.
- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.
- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
Cách phòng tránh:
- Bạn thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ .
- Khi ngủ bạn mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên .
- Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra . hoặc bạn cũng có thể gọi dịch vụ y tế tại nhà đến kiểm tra có thể được truyền nước tại nhà nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau. xem tình trạng của bé như thế nào .
12. Say nắng
Say nắng cũng là bệnh hay gặp ở trẻ vào mùa hè do nhiệt độ quá cao, gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt, nhất là khi nắng gắt, ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và gáy trẻ. Biểu hiện thường thấy như trẻ ngất lịm đi, nhiệt độ cơ thể tăng cao đến hơn 40 độ C, có thể lên cơn co giật, cần đưa trẻ vào chỗ mát, cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nước và hạ nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Để phòng tránh say nắng vào mùa hè cho trẻ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài vào lúc trời nắng gắt, khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang, cho trẻ mặc áo dài tay đội mũ rộng vành cho trẻ. Không để nhệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời, không cho trẻ di chuyển đột ngôt từ nơi có điều hòa ra ngoài trời nắng.
Bí quyết giúp bố mẹ phòng tránh bệnh tật cho trẻ vào mùa hè
1. Chú ý vệ sinh
Trước tiên, cha mẹ cần giúp con trẻ hiểu rõ tác dụng của việc tắm gội thường xuyên, tránh để cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Thường xuyên thay quần áo cho con trẻ khi có nhiều mồ hôi, tránh để bé cảm lạnh, nhiễm nấm. Ngoài ra, không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín… Những loại quả này rất giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng. Tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau rền, rau muống, bí xanh… Mùa hè trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ sung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin.
Ngoài ra còn có sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống cũng là những loại nước uống nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ. Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, các loại nước, nước quả, sữa,…bảo quản trong tủ lạnh nên bỏ ra ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ uống.
3. Vận động cho trẻ
Ở Việt Nam điều kiện thời tiết được phân biết rất rõ rệt: mùa nắng – mưa, mùa hè – đồng. Vì thế, căn cứ vào điều kiện thời tiết cụ thể mà bố mẹ có thể lên lịch thời gian vui chơi ngoài trời theo mùa và điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện thời tiết mỗi ngày.
- Nếu vào mùa hè bố mẹ có thể cho bé chơi ngoài trời vào buổi sáng sớm và chiều muộn để tránh ánh nắng gắt ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làn da bé.
- Nếu vào mùa đông bố mẹ có thể cho bé chơi ngoài vào buổi sáng muộn khi nắng lên, không còn sương mù và chiều sớm để đảm bảo điều kiện thời tiết tốt nhất cho bé vui chơi. Thời gian để bé vui chơi ngoài trời ít nhất là 60 phút/ ngày để bé có được cơ hội rèn luyện thể lực, sức đề kháng được tốt hơn khi thường xuyên được làm quen với điều kiện môi trường biến đổi.
Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…).
Trên đây là tổng hợp đầy đủ 12 bệnh trẻ thường gặp nhất trong mùa hè mà Chanhtuoi chia sẻ tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bố mẹ không còn lo lắng về bệnh tật của con trong mùa hè nữa. Chúc các con luôn khỏe mạnh!