Wikimua Uncategorized Nên mua địu em bé loại nào tốt nhất hiện nay – 2019

Nên mua địu em bé loại nào tốt nhất hiện nay – 2019

Nên mua địu em bé loại nào tốt nhất hiện nay – 2019

Địu em bé là một trong những đồ dùng cần thiết với các gia đình có trẻ nhỏ, nhất là khi bạn vừa phải chăm sóc con, vừa phải làm những công việc khác. Khảo sát trên thị trường cho thấy hiện nay có khá nhiều loại địu mới với thiết kế thông minh, hiện đại. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu nên mua địu em bé loại nào tốt nhất hiện nay – 2019.

địu em bé loại nào tốt

Các loại địu em bé

Các mẫu mã địu em bé trên thị trường hiện nay ít được phân loại một cách rõ ràng, tuy vậy, bạn vẫn có thể gọi tên một số loại phổ biến như địu cho trẻ sơ sinh, dịu mềm, địu vải, địu dạng võng, địu dạng balo. Như vậy việc gọi tên các loại địu phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc đặc điểm cấu tạo của chiếc địu đó.

Tham khảo ngay các mẫu địu trẻ em giá tốt nhất trên thị trường tại đây

Những điểm cần lưu ý khi chọn mua địu

  • Các loại dịu tốt trên thị trường hiện nay đều có phần đai lưới ở phía dưới, nhằm đề phòng trường hợp bé bị rơi.
  • Địu cần có dây đai để đề phòng trường hợp bé tự trèo hoặc bị tuột ra ngoài. Bên cạnh đó, một chiếc địu tốt cũng cần có đỡ gáy chắc chắn, phù hợp với kích thước, cân nặng của bé, phần bên dưới không rộng quá sẽ giúp bé tránh bị lọt ra bên ngoài.
  • Về bề mặt địu, tốt nhất nên được làm bằng cotton để có đủ độ mềm mại với da em bé, tránh cho bé cảm giác khó chịu hay thậm chí là bị xước da. Có khá nhiều mẫu địu trên thị trường hiện nay có bề mặt làm bằng vải sợi nhân tạo, nylon khá thô cứng.
  • Để tăng độ mềm mại, ở giữa hai lớp vải của địu nên có thêm lớp đệm mềm làm bằng chất liệu an toàn cho sức khỏe.
  • Các đường chỉ may của địu cần đều đẹp, chắc chắn, không thừa chỉ, với địu có dùng khóa thì bạn nên kiểm tra kỹ khóa trước khi nhận hoặc mua hàng.
  • 2 lỗ để duỗi chân của bé nên có kích thước phù hợp với cân nặng, để tránh bé cảm thấy bí bách, hoặc bị tuột cả người xuống.
  • Tùy theo nhu cầu mà có thể chọn loại địu đơn hoặc đa năng, nên chọn loại địu có kích thước không quá nhỏ để khi bé lớn hơn vẫn dùng được.
  • Với trẻ sơ sinh, bạn có thể chọn loại địu tư thế nằm vì lưng và cổ của bé còn chưa phát triển chắc chắn.
  • cách chọn mua địu em bé

Lựa chọn hãng sản xuất

Sau khi nắm được các yếu tố cơ bản để chọn mua địu như đã nêu trên, bạn có thể sẽ quan tâm đến việc chọn xem địu của hãng nào là tốt nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua một số hãng sản xuất địu nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay.

Địu em bé Combi

Combi được biết đến là một trong các thương hiệu địu em bé tốt nhất trên thị trường, và tất nhiên giá thành cùng khá cao. Các mẫu địu Combi có giá rẻ nhất là hơn 1 triệu đồng, mẫu đắt nhất lên tới gần 6 triệu đồng.

Địu em bé Combi được đánh giá là có thiết kế chắc chắn, hiện đại, dễ sử dụng.

địu em bé combi

Địu em bé Sita

Ngược lại với Combi, Sita giới thiệu các mẫu địu em bé thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, giá thành từ 100-500 nghìn đồng. Nhờ có giá thành cạnh tranh mà địu Sita cũng được khá nhiều mẹ tin dùng.

Bạn có khá nhiều lựa chọn về màu sắc, kiểu dáng thiết kế nếu chọn mua địu Sita.

địu em bé sita

Địu em bé Chicco

Chicco được biết đến trên thị trường với các mẫu địu có màu xanh, đỏ hoặc xám, giá thành từ 300 nghìn đến 1.5 triệu đồng. Mặc dù là thương hiệu khá nổi tiếng nhưng bạn không có nhiều lựa chọn về kiểu dáng thiết kế khi chọn mua địu Chicco.

địu em bé chicco

Địu em bé Aprica

Tương tự như Chicco, Aprica chỉ có một số mẫu mã thiết kế địu em bé nhất định, các màu phổ biến là xám, đen, xanh, đỏ, hồng. Địu em bé Aprica có gi giá thành từ gần 2 triệu đến 4 triệu đồng, là một trong các thương hiệu địu giá thành cao trên thị trường.

Địu Aprica là thương hiệu Nhật Bản nhưng đa số được sản xuất tại Trung Quốc. Tương tự như nhiều hãng khác, địu Aprica không có bảo hành.

địu em bé aprica

Địu em bé Farlin

Địu Farlin cũng được khá nhiều mẹ biết đến trên thị trường, với các mẫu mã có màu sắc khá sặc sỡ, gồm các màu xám, đỏ, hồng. Địu Farlin có giá từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng.

Địu Farlin là thương hiệu của Đài Loan, sản xuất ở Việt Nam hoặc Đài Loan, thường không có bảo hành.

địu em bé farlin

Bên cạnh 5 thương hiệu như đã nêu trên, chúng ta còn biết đến một số hãng địu em bé khác nữa như Bethbear, Evenflo, Vakind, Infantino, Pognae, Tâm An, Baby Carrier, Kuku, Becute, Panda Kids, Fourtech, Gicoly, Babylon, Verygood, Naforye, Babylove, i-Angel, Brevi, Simba, Sweet Cherry, Mothercare, Graco, Richell…

Làm sao để bé an toàn và thoải mái

Để bé an toàn và thoải mái trên chiếc địu, bạn nên lưu ý các yếu tố sau đây.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, do vùng đầu và cổ chưa phát triển hoàn thiện, vì thế nên địu bé ở trước ngực, theo kiểu kangaroo, nên địu bé theo hướng để bé nhìn thấy mặt bố mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn. Từ 10 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể địu bé sau lưng và mẹ còn có thể địu bé đi xe đạp, xe máy.
  • Khi đặt bé nằm trong địu, tốt nhất là con phải được tựa vững chắc vào mẹ, sao cho cằm không chạm vào ngực, tránh để vải che hết khuôn mặt.
  • Tránh để bé nằm quá thấp trong địu sẽ khiến bé khó thở
  • Tuyệt đối không để bé nằm trong tư thế khom người, cằm chạm sát ngực. Cằm và ngực của bé không quá sát nhau, khiến cho đường thở của bé bị tắc nghẽn. Khoảng trống từ ngực đến cổ của bé phải có độ dài khoảng một ngón tay.
  • Lưu ý khi sử dụng địu cho trẻ, mẹ nên ôm bé sát người, thường xuyên kiểm tra tư thế của bé. Nếu thấy bé khóc quấy hoặc khó chịu hãy tháo địu ra khỏi người bé.
  • Cần thắt dây địu chặt vừa phải; nếu để rộng, bé dễ bị ngã, lệch tư thế ảnh hưởng đến cột sống còn chặt quá khiến bé nóng bức, khó thở.

Lưu ý khác khi dùng địu cho bé

  • Hãy luôn để mắt đến bé để đảm bảo con không bị ngạt khi ở trong địu.
  • Mẹ nên tránh địu em bé vào người khi đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộ, lái xe hay làm bất kỳ hoạt động mạnh nào khác.
  • Nên thận trọng khi địu bé trong bếp. Không địu bé khi đang nấu ăn hoặc đang sử dụng các vật sắc nhọn hoặc các đồ dùng nóng.
  • Không được cúi người khi đang địu bé vì làm như vậy bé có thể rơi ra ngoài.
  • Không nên địu trẻ trong lúc đang ngồi ô tô hoặc máy bay.
  • Luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ trong dụng cụ địu trẻ để đảm bảo rằng trẻ không bị nóng.
Nếu bạn thấy hữu ích, hãy giúp chúng tôi Chia Sẻ lên Facebook Google+…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post