Wikimua Uncategorized Những Lỗi Cơ Bản Thường Gặp Trên Tivi Và Cách Khắc Phục

Những Lỗi Cơ Bản Thường Gặp Trên Tivi Và Cách Khắc Phục

Những Lỗi Cơ Bản Thường Gặp Trên Tivi Và Cách Khắc Phục

1. Tivi không dò được kênh

Rõ ràng việc không dò tìm được kênh sẽ gây cảm giác khó chịu cho bất kì người sử dụng nào.

Nó chẳng khác gì Việt bạn sử dụng điện thoại nhưng lại không có sóng vậy.

Để sửa lỗi này bạn cần thực hiện thao tác sau

  • Chọn đúng nguồn tivi để dò kênh

Để chọn nguồn tivi để dò kênh, bạn ấn nút Source hoặc Input hoặc những nút có ký hiệu mũi tên + vòng tròn, mũi tên + ô vuông

sua-loi-tren-tivi-remote-tv

Tùy mỗi loại remote khác nhau mà nút này sẽ có ký hiệu khác nhau, nhưng thường đa số thì nó sẽ nằm trên cùng nên cũng không khó để bạn tìm

Để đảm bảo dò được đầy đủ kênh mà bạn cần, bạn nên chỉnh chế độ dò theo nhóm kênh Analog rồi chuyển sang Digital, DVB-T2, DTV,… nếu nhà bạn có sử dụng gói truyền hình cáp thì chọn dò tivi theo cáp

Lưu ý: số kênh mà bạn dò được sẽ còn tùy thuộc vào vị trí nơi bạn ở. Ví dụ, những gia đình sống ở vùng nông thôn, vùng ven thì chất lượng phủ sóng còn chút hạn chế nên có thể số kênh dò được sẽ không nhiều.

2. Màn hình tivi bị nóng

mua-smart-tv-hay-tv-box-tinh-nang-smart-tv1

Trừ các thiết bị tỏa nhiệt như bình thủy, nồi cơm hay bàn ủi ra thì đa số các thiết bị điện bị nóng cũng đáng lo ngại.

Và tivi khi bị nóng, nhất là ở màn hình là một điều người sử dụng thường gặp phải.

Khi màn hình tivi bị nóng thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau :

a. Kiểm tra độ nóng của màn hình tivi

Bạn hãy đặt nhẹ tay của mình lên màn hình.

Nếu chỉ cảm thấy hơi nóng và bạn vẫn có thể giữ được trong khoảng 15 giây, có nghĩa là tivi vẫn chưa nóng đến mức báo động và có thể chấp nhận được.

Khi gặp trường hợp này thì bạn chỉ việc tắt tivi, để thiết bị được nghỉ ngơi một chút là ổn.

Ngược lại, nếu như bạn cảm thấy quá nóng và phải rút tay ra thì thật sự đã có vấn đề.

Bạn có thể thực hiện theo những bước kiểm tra tiếp theo sau đây :

b. Có phải bạn đã sử dụng tivi quá lâu ?

Gần như mọi máy móc, thiết bị cũng có một thời gian làm việc nhất định, không thể lúc nào cũng “làm việc như cái máy” được.

Việc bạn đã để tivi chạy trong một thời gian quá lâu cũng sẽ làm nóng màn hình và các bộ phận bên trong.

Lúc này bạn nên tắt tivi và để khoảng 4-5 tiếng rồi hãy xem lại (nếu bắt buộc lại xem chương trình vào lúc đó). Tốt nhất thì bạn cứ để sau 6-8 tiếng thì tivi sẽ không còn nóng nữa.

c. Có phải bạn đã chỉnh độ sáng màn hình quá cao ?

Điều này hơi lạ nhưng thực ra là một trong những nguyên nhân làm cho tivi bị nóng.

Hãy lưu ý là bạn chỉ cần chỉnh độ sáng tầm 40-45% cho đến 60-65% so với mức tối đa là được.

Việc chỉnh độ sáng màn hình quá cao cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mắt của bạn.

d. Có phải bạn đang đặt tivi hơi nơi không thông thoáng hoặc thường sử dụng khăn để phủ lên ?

Nếu một trong hai nguyên nhân này là đúng với trường hợp của bạn thì bạn nên thay đổi việc này ngay nếu không muốn chiếc tivi của mình bị hỏng sớm.

Việc không gian tù túng sẽ làm bộ phận tản nhiệt trên tivi không làm việc tốt được. Bạn cần tráng để tivi quá sát tường hay kệ tủ

Hãy đặt tivi ở nơi vừa khô kháo, vừa thông thoáng và có thể tránh được ánh nắng mặt trời bạn nhé.

Về phần thói quen hay “trùm mền” cho tivi để đỡ bụi thì mình khẳng định đây là một việc làm đúng chứ không phải sai.

Tuy nhiên, sau khi tắt tivi xong thì bạn hãy chờ khoảng 30 phút đến 1 tiếng để tivi nguội hẳn rồi hãy phủ khăn lên. Làm như vậy sẽ tránh việc tivi bị ứ nhiệt và nóng hơn

e. Bụi bẩn bên trong cũng có thể là một nguyên nhân

Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra thử có phải tivi nhà mình đang có quá nhiều bụi bẩn bám vào cả bên trong và bên ngoài hay không.

Nếu như bụi bám nhiều vào các khe tản nhiệt làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được thì sẽ làm nóng tivi.

Bạn chú ý lau dọn vệ sinh bụi bẩn cho tivi thường xuyên để tránh việc bị đóng bụi hay có những vật thể lạ làm bích đường tản nhiệt của tivi.

Những Lỗi Cơ Bản Thường Gặp Trên Tivi Và Cách Khắc Phục

3. Tivi không kết nối được với USB

sua-loi-tren-tivi-usb-mat-ket-noi

Với các dòng tivi hiện nay, ngoài việc xem những kênh truyền hình sẵn có ra thì chúng ta có thể xem thêm phim, nghe nhạc dựa vào cổng kết nối USB.

Thế nhưng khi sử dụng USB cũng xảy ra một vài tình huống trục trặc nho nhỏ.

a. Tivi không nhận tín hiệu của USB

Đây là trường hợp hay gặp nhất với mọi người.

Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục

  • Bản thân USB không ở định dạng chuẩn nên Tivi không thể đọc được dữ liệu bên trong

Cách khắc phục: Bạn hãy thử format tại USB và đưa chúng về định dạng chuẩn NTFS và FAT 32

  • USB có chất lượng kém

Cách khắc phục: Hãy sử dụng USB có chất lượng tốt hơn.

  • Đối với một số loại tivi cần phải cài đặt phần mềm hỗ trợ để phát dữ liệu từ USB tốt hơn.

Cách khắc phục: Trường hợp này thì bạn cần cập nhật phần mềm cho tivi (thường thì sẽ có sẵn đề xuất cho bạn)

b. Tivi có nhận tín hiệu từ USB nhưng không đọc được dữ liệu trong USB

Tín hiệu kết nối USB thành công.

Thế nhưng khi bạn mở thư mục bên trong USB ra thì trống rỗng hoặc không thể chạy được file đó.

Cách khắc phục là bạn cần chép vào bên trong USB những dạng file mà tivi có thể đọc được.

Để biết chính xác thì bạn xem sách hướng dẫn ở phần các định dạng file mà tivi hỗ trợ nhé.

c. Chất lượng hình ảnh, video không cao

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp hình ảnh, video trong USB thì rất sắc nét nhưng khi chiếu lên tivi thì lại không được như mong đợi ?

Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do chất lượng của đoạn video và những hình ảnh đó không phù hợp với độ phân giải của tivi.

Một chiếc tivi có độ phân giải HD sẽ không hiển thị tốt với những video Full HD. Một chiếc tivi có độ phân giải Full HD thì cũng không thể cho hình ảnh “sắc nét – trung thực” từ đoạn phim 4K được.

Cách khắc phục là bạn hãy lựa chọn độ phân giải của những file hình ảnh, âm thanh cho phù hợp với màn hình hiển thị của tivi.

d. USB có tốc độ xử lý chậm

Khi cắm USB vào máy tính, việc xử lí dữ liệu chậm không phải ở máy tính mà còn ở cả USB nữa.

Điều tương tự cũng xảy ra khi cắm USB vào tivi.

Khi nhận thấy việc chạy các file trong USB trên tivi tương đối chậm thì bạn có thể kiểm tra những nguyên nhân sau:

  • Cắm nhầm cổng USB 3.0 vào cổng USB 2.0.

USB 3.0 sẽ có tốc độ xử lý cao hơn so với USB 2.0, bạn cần chú ý kẻo cắm nhầm. Thường thì các cổng USB 3.0 sẽ có màu xanh để bạn dễ phân biệt

  • USB đã cũ hoặc có chất lượng kém

Như đã nói phần trên, việc tivi cũ hay có chất lượng không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xử lý dữ liệu.

Bạn cần đổi USB khác có chất lượng tốt hơn hoặc đầu tư mua cho mình một chiếc USB mới.

  • Tivi bị đầy bộ nhớ, phần mềm đã cũ

Hãy xóa bớt những ứng dụng không cần thiết trên tivi đồng thời cập nhật phần mềm, hệ điều hành mới để tivi hoạt động tốt hơn.

Những Lỗi Cơ Bản Thường Gặp Trên Tivi Và Cách Khắc Phục

4. Tivi bị tối màn hình

sua-loi-tren-tivi-man-hinh-toi

Lỗi tối màn hình ở tivi thường đến từ các tùy chỉnh có thể là do vô tình của bạn gây ra.

Việc tìm kiếm nguyên nhân và cách khắc phục cũng khá đơn giản.

a. Kiểm tra chế độ hình ảnh trên tivi

Mỗi chiếc tivi sẽ được trang bị một những chế độ hiển thị hình ảnh khác nhau như: chuẩn, sống động, thể thao,…

Việc chọn các chế độ này có thể ảnh hưởng đến độ sáng màn hình của bạn khi xem những kênh khác nhau.

Tốt nhất thì bạn cứ đưa tivi về chế độ chuẩn.

Nếu đã ở chế độ chuẩn mà tivi vẫn còn tối thì bạn kiểm tra lại phần Độ sáng (Brightness) trên tivi đang ở mức nào rồi từ từ tăng lên cho phù hợp.

Lưu ý: bạn chỉ nên chỉnh độ sáng ở mức 40-60% như mình đã đề cập bên trên thôi, nếu sáng quá sẽ gây chói và nhức mắt khi xem.

b. Kiểm tra chế độ tiết kiệm điện trên tivi

Một số loại tivi hiện nay có chế độ tiết kiệm điện tương tư như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt hay điện thoại tiết kiệm pin.

Ở chế độ tiết kiệm điện thì tivi sẽ giảm độ sáng màn hình lại dẫn đến việc bạn sẽ cảm thấy hơi tối.

Bạn hãy dò tìm chế độ tiết kiệm điện theo sách hướng dẫn sử dụng và tắt đi.

Bản thân mình nhận thấy tivi không quá tiêu tốn điện năng nên chế độ này cũng không thực sự cần thiết.

c. Bản thân nguồn video không sáng

Nếu quá tập trung vào tùy chỉnh các thông số của tivi mà quên đi chất lượng hình ảnh của kênh truyền hình hay video bạn đang xem quả là một thiếu sót.

Bạn đã chỉnh độ sáng phù hợp.

Bạn đã tắt chế độ tiết kiệm điện và các chế độ khác như cảm biến ánh sáng.

Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh thì vẫn không được cải thiện.

Điều này khả năng cao là đến từ các nguồn cung cấp.

Nếu sử dụng truyền hình cáp hay tv box, bạn có thể liên lạc để báo với họ tình trạng này.

Nếu xem trên Youtube hay video từ USB mà vẫn thấy tối thì bạn cần đổi sang nhiều video khác xem như thế nào.

Sau khi sử dụng những cách trên nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng màn hình tối của chiếc tivi nhà bạn thì bạn nên đưa tivi đi bảo hành hoặc cửa hàng sữa chữa để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý.

Mình đã giới thiệu xong những lỗi mà khi sử dụng bất kì loại tivi nào hiện nay bạn cũng có thể gặp phải.

Chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục những lỗi này vì chúng không liên quan quá nhiều đến các thao tác kỹ thuật.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Nếu bạn có thắc mắc hay ý kiến đóng góp gì về bài viết, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post