Wikimua Uncategorized Hướng dẫn làm xôi khúc

Hướng dẫn làm xôi khúc

Hướng dẫn làm xôi khúc

Món xôi khúc (hay gọi là bánh khúc ) là món ăn truyền thống nổi tiếng ở Miền Bắc đặc biệt là người Hà Nội. Xôi khúc được tạo nên từ hương vị đặc trưng của lá khúc, loại lá có nhiều ở Bắc Bộ, có hình dáng như rau cải, tuy nhiên lá này hiện nay không còn nhiều nữa.

Bánh khúc nấu cùng với xôi, gạo gếp ăn dẻo, quện lại với nhau, rất thơm, cùng bị bùi của xôi nếp khiến chúng ta muốn ăn xôi khúc mỗi sáng khi đi học, đi làm.


Bánh khúc hiện nay được bán rất nhiều ở các quán hàng dong hoặc quán xôi. Giá thành của phần xôi khúc cũng rất rẻ chỉ khoảng 10 đến 15 nghìn đồng.

Quy trình làm bánh khúc cũng khá tỷ mỉ, tuy nhiên nếu chúng ta có thời gian rảnh rỗi thì hãy cùng nhau làm những phần bánh khúc thơm ngon dành tặng gia đình để một bữa sáng được đủ đầy, một buổi chiều chủ nhật vui vẻ bên gian bếp.

Hôm nay, bài viết sẽ giới thiệu cách làm bánh xôi khúc ngon đặc trưng hương vị Bắc Bộ.

1.Cách làm xôi khúc

Nguyên liệu:
Gạo nếp
Bột nếp, bột tẻ
Lá khúc
Thịt ba chỉ
Đậu xanh
Bột năng
Hành khô
Dầu ăn
Bột canh, hạt nêm, bột ngọt
Hạt tiêu
Cách làm:
Gạo nếp chúng ta chọn gạo nếp cái hoa vàng cho dẻo, nếu không chúng ta dùng gạo nếp chiêm, mùa đều được để làm vỏ bánh.

Nếu không mua được bột nếp, bột tẻ chúng ta sẽ có thể làm bột tại nhà bằng máy xay sinh tố được. Tuy nhiên gạo làm bột nếp phải là gạo nếp nương hoặc nếp cái hoa vàng thì khi trộn với rau khúc mới giúp bánh được dẻo.

Bước 1: Làm bột nếp, bột tẻ và sơ chế gạo nếp

Thứ nhất xay bột nếp, bột tẻ : Nếu không mua được bột nếp, bột tẻ sẵn thì bài viết sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm bột nếp, bột tẻ bằng máy xay sinh tố. Dùng cối xay đồ khô, cho ít gạo một vào cối và bắt đầu xay.

Cứ 15 giây chúng ta tắt máy một lần, tránh tình trạng máy bị cháy. Cứ tiếp tục làm đến khi hết gạo chúng ta được hỗn hợp bột, tuy nhiên nó sẽ không được nhỏ ngay, nên chúng ta xay tương tự một lần nữa. Rồi rây bột lại cho bột nhỏ mịn.


Thành phẩm bột phải nhỏ, sợ vào bột thấy mịn, ko dính tay là đã đạt yêu cầu nhé.

Làm tương tự với 2 loại gạo để được 2 thành phẩm có chất lượng như nhau.

Thứ hai là ngâm gạo nếp hạt, đây là là gạo để lát chúng ta lăn qua bánh một lượt, đem đi hấp, chính là phần vỏ bánh, hay là nguyên liệu để gọi là xôi bánh khúc. Ngâm khoảng 2 tiếng đồng hồ gạo với 1 chút muối rồi vớt gạo ra để ráo nước.

Bước 2: Cách làm lá khúc

Mua lá khúc ngoài chợ về, rửa sạch lá khúc bằng nước, để ráo nước trên 1 chiếc rổ.

Cắt rau khúc thành phần nhỏ, như khi chúng ta chế biến rau cải nấu canh để dễ xay hơn nhé.

Cho lá khúc vào máy xay sinh tố cùng một chút muối hạt để có vị vừa khi cho vào bột.


Khi xay chúng ta không cần cho quá nhiều nước lọc đâu nhé, vì bản thân lá khúc cũng có rất nhiều nước . Chắt lấy phần nước lá khúc vừa xay được cho vào nồi đun sôi nhé.

Phần hỗn hợp màu xanh đen, đặc là đã đạt yêu cầu, nước càng đặc, màu càng xanh thì phần bánh khúc sẽ xanh hơn, thơm ngon hơn.

Bước 3: Cách làm bột bánh khúc

Dùng một tô lớn, cho khoảng 2 phần bột nếp, thì một phần bột tẻ vào bát. Đổ nước khúc vừa nấu được đổ vào bột, dùng tay nhào bột cho thật đều tay. Dùng lực tay để nhào, nhào qua nhào lại cho phần bánh khúc thấm vào bột nhé.


Khi bột nhuyễn thì chúng ta để bột ổn định, bọc trong nilon khoảng 30 phút. Trong thời gian đó chúng ta tiến hành các bước khác nhé.

Bước 4: Làm nhân đậu xanh

Đậu xanh chúng ta đem ngâm nước khoảng 2-3 tiếng đồng hồ để cho đậu được mềm.

Sau khi được, vớt đậu xanh ra để ráo nước.


Bắc nồi lên bếp, đổ đậu xanh vào bắt đầu nấu, cho một chút muối vào đậu xanh nhé với nước lọc. Dùng đũa khuấy đều đậu, khi nào nước cạn, đỗ tơi là đậu đã chín.

Nếu không nấu chúng ta cũng có thể hấp đỗ nhé, cho đỗ vào nồi hấp, khi nước sôi khoảng 15 phút là đỗ chín tơi, làm cách này đỗ chín hơn,tơi hơn nhưng nếu không có nồi hấp có thể dùng nồi đồ lên.

Bước 5: Làm nhân thịt bánh khúc

Thịt ba chỉ, thái thành miếng nhỏ, trộn cùng hạt tiêu, muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt vào thịt, dùng đũa trộn đều hỗn hợp này lên.

Hành khô bỏ vỏ bẩn, cắt dễ , thái lát mỏng.


Cho dầu vào chảo phi hành thật thơm vàng, đổ thịt đã ướp như trên vào chảo. Chúng ta cho lửa đều, không cần to quá, đảo đều tay, cho thịt chín đều, khi chín sêm sêm, không cần vàng giòn quá thì sẽ không gói được, nhân ăn cũng không được mềm.

Thịt được, đổ ra bát cho nguội. Đợi thịt nguội hẳn chúng ta đeo găng tay bóng vào bắt đầu nặn nhân.

Bước 6: Nặn bánh khúc

Chia phần đỗ xanh thành những nhân nhỏ có đường kính 3cm, nặn dẹt sau đó cho 1 thìa nhân thịt vào bên trong, dùng tay lăn tròn lại, giống như lăn bánh nhé.

Cứ làm như vậy đến khi nào hết phần đỗ xanh và phần thịt.

Tiếp theo chúng ta chia phần bột bánh khúc làm nhiều phần nhỏ, nặn cho đều tay sau đó dẹt mỏng ra để bọc kín lớp đỗ xanh bên vừa nặn lại. Cũng làm như vậy cho đến khi hết phần bánh. Sản phẩm chúng ta được chính là chiếc bánh khúc tròn đẹp mắt.


Phần gạo nếp lúc nãy chúng ta ngâm để ráo bây giờ sử dụng làm vỏ bên ngoài. Cho chiếc bánh khúc nặn lăn qua lớp gạo nếp đó một lượt cho phủ kín bánh . Mỗi bánh chúng ta lót lá cuối có độ to bằng bánh khúc để khi lấy bánh không bị dính.

Làm tương tự cho hết rồi bắt đầu chúng ta đặt bánh vào nồi hấp, hấp chín hỗn hợp lên.

Bước 7: Hấp bánh khúc

Đổ đầy nồi nước, cho nước sôi rồi mới đặt bánh vào, chúng ta có thể dùng nồi cơm điện hoặc nồi hấp để hấp bánh.


Nước sôi, đặt bánh khúc vào, hấp khoảng 30 phút, mở vung kiểm tra bánh, nếu bánh gần chín chúng ta hấp khoảng 15 phút nữa là bánh chín hoàn toàn.

Dùng gắp bánh, nhấc bánh ra ngoài, chờ ấm ấm thì thưởng thức nhé.

Bánh khúc tròn tròn,, áo nếp bên ngoài chín đều, bên trong nhân dẻo thơm mùi lá khúc, bánh đậu xanh và thịt ba chỉ hòa quện vào , ăn không ngán là bánh đã đạt yêu cầu nhé.

2.Thưởng thức bánh khúc

Bánh khúc làm rất tỷ mỉ, nhưng chúng ta ăn rất ngon phải không nào. Bánh khúc có vị béo ngậy thịt mỡ,thơm phức của hành, hạt tiêu đặc biệt là mùi lá khúc đặc trưng.

Bánh khúc khác các loại bánh khác. Ăn không hay bị ngấy, dùng để làm bữa sáng khi đi làm, đi học. Bánh khúc chỉ ăn không đã ngon rồi, còn không chúng ta có thể ăn kèm với thịt nướng thì tuyệt vời, hoặc giò lụa, giò hoa, giò tai cũng sẽ rất ngon, ngày tết bánh khúc được làm nhiều giống như bánh chưng, bánh tét để thờ cúng tổ tiên.


Đây cũng là bánh nổi tiếng khắp phố phường Hà Nội, tuy nhiên lá khúc đang dần hiếm đi, nên làm lá khúc khó kiếm được lá để làm, nếu những người con phương Nam, hay những người con xa xứ muốn ăn lá khúc hoàn toàn có thể thay lá khúc bằng lá cải bó xôi, lá dứa…vẫn có vị xanh, nhưng không thể ngon bằng lá khúc được.

Bánh khúc làm hơi tỷ mỉ một chút nhưng hãy cố gắng dành thời gian cho gia đình mình làm những phần bánh khúc nóng hổi tại nhà, dành cho các con, ông bố có bữa sáng ý nghĩa bên gia đình, giúp gia đình đổi món, an toàn mà đầm ấm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post