Wikimua Uncategorized Bánh cốm

Bánh cốm

Bánh cốm

Cốm là thứ đặc sản Hà Nội bao đời nay, đi vào tâm thức mỗi người một cách vô thức mà quen thuộc. Ai đến Hà Nội cũng có bánh cốm mang về như thứ quà tượng trưng cho vẻ đẹp của thành phố này.

Bánh cốm nổi tiếng, xưa nay khó ai chê về hương vị của nó. Khi chúng ta ăn sẽ cảm nhận được vị thanh mát, thơm nhẹ dịu dàng, ngọt ngào của hương cốm, quyện vào đó là vị ngọt thanh của đỗ xanh xay nhuyễn. Cứ như thế bánh cốm còn được tương trưng cho tình nghĩa phu thê khi được trưng bày tại lễ cưới xin, ăn hỏi, đại diện cho đôi uyên ương trăm năm gắn kết.


Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể thưởng thức bánh cốm tại nhà, chỉ cần vào bếp làm vài bước đơn giản. Mọi người vẫn có thể ăn đúng hương vị cốm Hà Nội mà đảm bảo được sức khỏe mọi thành viên trong gia đình.

Hôm nay bài viết sẽ giới thiệu cho các bạn các làm bánh cốm thơm ngon hương vị Hà Nội đơn giản tại nhà nhé !

1.Cách làm bánh cốm đơn giản tại nhà

Nguyên liệu:
Vỏ bánh:

Cốm
Bột nếp
Lá nếp hoặc tinh dầu lá dứa
Đường
Hạt vừng rang chín
Nước hoa bưởi
Bóng kính dày
Dừa nạo
Dầu ăn
Nhân bánh:

Đậu xanh
Đường
Nước hoa bưởi
Chảo chống dính
Máy xay sinh tố
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vỏ bánh:

Cốm xanh: chúng ta nhặt hết những hạt lép, thối ra, sau đó có thể trần qua 1 chút nước sôi cho ra hết phần bụi bẩn. Thực hiện xong ngâm số cốm đó vào nước lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ cho cốm nở ra .

Nhân bánh:

Đỗ xanh chúng ta cũng bỏ hạt bẩn, thối ngấm trong nước khoảng 2 tiếng đồng hồ cho nở ra rồi đem đi hấp chín.

Chuẩn bị nồi cơm điện hoặc nồi hấp, cho nước vào đun sôi, rồi đổ đỗ trên giá hấp. hấp khoảng 20 phút là đỗ chín. Đợi cho đỗ nguội thì dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp trên.

Xay cho đỗ sánh mịn mới thôi, nếu khô quá chúng ta có thể nhỏ vào giọt nước lọc vào cũng được, còn không xay khô cho nhuyễn để lát đem lên chảo cô đặc lại.

Bước 2: Nấu vỏ bánh

Chuẩn bị nồi nước cho cốm vào nấu chín cùng với lá nếp hoặc tinh dầu lá dứa, dùng muôi khuấy đều tay, cho nhỏ lửa chứ không cần to, tránh bị cháy. Khi thấy cốm sánh quyện lại thì bắt đầu đổ bột nếp vào. Tay vẫn tiếp tục khuấy đều theo 1 chiều, nếu đặc quá chúng ta cho thêm chút nước lọc và vài giọt nước hoa bưởi giúp vỏ bánh được thơm hơn.


Khi thấy hỗn hợp sánh mịn, cốm không còn hạt nữa là đã đạt yêu cầu. Trong quá trình nấu chúng ta nêm đường cho phù hợp với vị ngọt của gia đình mình.

Đổ vỏ bánh ra một chiếc tô, chờ nguội lát chúng ta gói bánh.

Bước 3: Nấu nhân bánh

Đỗ xanh sau khi xay nhuyễn chúng ta dùng 1 chiếc chảo chống dính đảo cho sánh mịn, cùng một chút dầu ăn, nước hoa bưởi vài giọt, đường, một nửa bột nếp còn lại. Chúng ta đảothật đều tay cho những hỗn hợp kia lên, tránh để sát vào chảo.


Hỗn hợp đặc quánh lại thì đổ ra một tô khác để gói bánh.

Bước 4: Gói bánh

Chuẩn bị giấy bóng kính hơi dày một chút, trong veo. Hạt vừng ra sẵn, dừa nào. Bắt đầu gói bánh thôi nào.

Trải bóng bình hình vuông với kích thước 25×25, xoa dầu ăn lên bề mặt bóng kính để bánh không bị dính, cho một chút dừa nạo ở giữa, vừng rang sẵn ở chính giữa. Dùng muôi múc 1 thìa vỏ bánh đổ vào. Sau đó múc một muôi nhỏ đổ vào giữa vỏ bánh.


Bắt đầu gói vào, chúng ta chỉnh theo hình vuông nhé, khéo tay vén 4 góc lại, chiếc bánh không to quá tầm 7cm 2 chiều là ổn.

Nếu có khuôn thì bánh gói sẽ được đẹp hơn, vuông vắn hơn.

Bánh để ổn định, hoặc để tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn là khi dùng nóng, nên chúng ta thực hiện theo các bước trên là đã có những chiếc bánh cốm tươi ngon dành tặng cho gia đình rồi.

2.Thưởng thức bánh cốm

Bánh cốm ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng riêng, không lẫn vào đâu được với các bánh khác. Bánh cốm có vị thanh mát của hương cốm dịu nhẹ, vị ngọt của đậu xanh nấu nhuyễn. Hai vị đó hòa quyện vào nhau ăn rất thanh và ngon.

Bánh cốm thưởng ăn kèm theo trà xanh là đậm chất truyền thống nhất. Ai đi qua Hà Nội không thể quên mua cho mình những chiếc bánh cốm nổi tiếng, thơm ngon. Bánh cốm cũng là món quà tinh hoa nhất cho gia đình, bàn bè vào dịp tết đến, xuân về, vô cùng ý nghĩa.


Thường ở trong các lễ ăn hỏi sẽ có những chiếc bánh cốm thay cho bánh phu thê để tượng trưng cho kết duyên trăm năm hạnh phúc của những cặp vợ chồng.

Với hương vị và ý nghĩa của nó bánh cốm vừa là món ăn thưởng thức ngon, lành, đậm nét tinh hoa văn hóa truyền thống. Chúng ta hãy cố gắng dành thời gian rảnh dỗi làm nên những chiếc bánh cốm thơm ngon làm quà tặng nhân dịp tết đến, hay cho gia đình thưởng thức sau mỗi bữa ăn.

Chúc các bạn thành công với hướng dẫn cách làm bánh cốm Hà Nội thơm ngon tại nhà nhé !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post