Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của xe máy thì xe đạp không còn là phương tiện đi lại chính như trước kia nữa. Thay vào đó, xe đạp chủ yếu được dùng vào mục đích tập luyện thể thao, vì vậy có thể nói rằng xe đạp thể thao là loại phổ biến nhất, chiếm đa số trong các loại xe đạp. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu nên mua xe đạp thể thao loại nào tốt, hãng nào tốt, cũng như tìm hiểu về một số loại phụ tùng, phụ kiện của một chiếc xe đạp thể thao.
Phân loại xe đạp thể thao
Xe đạp thể thao hiện nay có thể được phân loại theo chức năng sử dụng, theo cấu trúc khung xe hoặc theo chất liệu làm khung xe.
Theo cách phân loại theo chức năng, xe đạp thể thao sẽ được chia làm các loại như xe đạp đua, xe đạp địa hình, xe đạp đô thị, xe đạp biểu diễn, xe đạp đua…
Nếu phân loại theo cấu trúc khung xe thì có thể chia làm hai loại là khung thẳng và khung gấp.
Còn phân loại theo chất liệu làm khung thì có thể chia làm các loại: xe đạp hợp kim nhôm, hợp kim thép, xe đạp titan, xe đạp carbon.
Ở đây chúng ta sẽ sử dụng các phân loại được sử dụng phổ biến hơn cả là phân loại theo chức năng sử dụng. Hãy cùng chúng tôi điểm qua ưu, nhược điểm của từng loại xe đạp theo cách phân loại này để có thể nhận biết loại xe đạp nào phù hợp với nhu cầu của bạn.
Tham khảo các loại xe đạp thể thao trên Lazada tại đây
Xe đua (Road Bike)
Loại xe đạp cuộc này có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để đi trên đường trải nhựa bằng phẳng. Ghi đông thường uốn cong thành 2 bậc. Phuộc trước bằng carbon tổng hợp, không có giảm sóc trước hoặc sau. Có lốp và vỏ mỏng, ít gai so với các dòng xe khác để giảm trọng lượng tới mức tối thiểu và giảm tiếp xúc với mặt đường, khung xe được thiết kế tạo tư thế khí động học khi ngồi để giảm ma sát, đạt tốc độ cao. Hình ảnh của Road bike thường gắn liền với các giải đua xe đạp trong và ngoài nước như Cúp truyền hình hay Tour de France.
Giá bán xe đạp thể thao này phụ thuộc nhiều vào trọng lượng của xe, trọng lượng càng nhẹ thì giá tiền càng đắt.
xe đua
Ưu điểm
Có lợi thế về tốc độ khi chạy trên địa hình bằng phẳng.
Nhược điểm
Xe đạp cuộc (Road Bike) bám đường rất kém, vì vậy khi đi dưới trời mưa rất dễ trơn trượt lại không có bộ phận chắn bùn. Lốp và vỏ xe khá mỏng nên dễ bị rách hoặc xì khi gặp chướng ngại vật. Bộ khung của Road bike được thiết kế thanh mảnh nên kém hiệu quả đi trên những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Ngoài ra, giá xe đạp thể thao dòng này cũng khá đắt.
Xe đạp leo núi (Mountain Bike)
Dòng xe này trọng lượng nặng, bánh xe to có đường kính khoảng 650 – 700c, nhiều gai, thích hợp để đi trên địa hình gồ ghề như đường dốc, đổ đèo hay đường rừng… Khung to, có phuộc trước và sau, một số loại có lắp giảm shock ở phần giữa xe, ghi đông thiết kế thẳng. Dù tốc độ và sự linh hoạt trên phố không bằng Road bike nhưng dòng xe đạp leo núi này (MTB – Moutain Bike) chạy được trên mọi địa hình và giá cả cũng mềm hơn, thiết kế lại khỏe khoắn, mạnh mẽ nên được sử dụng khá phổ biến.
xe đạp leo núi
Ưu điểm
Độ ma sát với mặt đường lớn nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc. Lốp xe dày nên hạn chế được việc xịt lốp giữa đường. Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người của chiếc xe đạp cuộc Road Bike.
Nhược điểm
Do trọng lượng dòng xe đạp leo núi này tương đối nặng, bánh to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng. Người dùng thường phải lắp thêm viền chắn bùn (mud fenders) cho bánh trước và sau.
Phân loại
Dòng xe đạp thể thao MTB còn được chia làm nhiều loại nhỏ, thích hợp với từng đối tượng cũng như loại địa hình chuyên biệt, về cấu tạo có hai loại chính: Full-suspension (có đầy đủ giảm xóc trước và sau, di chuyển mượt mà nhưng khá nặng) và Hard-tail (chỉ trang bị duy nhất một giảm sóc ở phần đầu của xe, không phù hợp vượt qua địa hình có độ gồ ghề cao). Các kiểu MTB thường thấy: Cross-Country bike hay XC bike (còn gọi là băng đồng), Trail, All-Mountain – Enduro bike, Free-ride bike, Downhill bike (đổ đèo).
Giá bán
Xe đạp leo núi có giá 4-10 triệu đồng, một số mẫu xe cao cấp có giá vài chục ca trăm triệu đồng.
Xe đạp thực dụng (Touring Bike)
Một chiếc touring bike được thiết kế để có thể mang vác hành lý cho những chuyến du lịch xa nên trọng lượng xe không quá nặng, thường có khung sườn dài và vững chắc hơn so với Road bike, được làm từ vật liệu chắc và êm để tăng khả năng chịu tải. Vành xe rắn chắc, lốp xe vừa hoặc nhỏ, ít gai; tuy có cấu tạo giản đơn nhưng hệ thống phanh thắng, tăng giảm líp, ghi đông đều có chất lượng cao. Loại xe này có thể dùng để tập thể dục, đi làm hoặc đi phượt đường trường.
xe đạp thực dụng
Ưu điểm
Khoảng cách tâm của 2 bánh trước/sau lớn giúp cho thế ngồi thoải mái và khoảng cách từ pedal đến túi đồ ở baga sau không bị vướng chân khi đạp; có cấu tạo giúp người đi không tốn sức, thiết kế nhiều vị trí để lắp thêm phụ kiện.
Nhược điểm
Đây là loại xe kiểu dáng cổ điển, không bắt mắt.
Xe đạp đường phố (Hybrid Bike)
Là sự kết hợp giữa Road và MTB, xe đạp thành phố (Hybrid bike) có thiết kế đa năng nên sử dụng được ở cả nội và ngoại thành. Với khung thanh mảnh, lốp êm, được trang bị giảm xóc trước, Hybrid bike là lựa chọn tốt để đi trong thành phố với tốc độ cao và thoải mái. Do sở hữu ưu điểm của cả hai loại xe trên nên chiếc Hybrid sẽ đi nhanh hơn MTB trên những cung đường ngắn và bằng phẳng, lại có thể dễ dàng vượt qua những đoạn đường xấu.
xe đạp đường phố
Ưu điểm
Ưu điểm của loại xe đạp thể thao này là nhẹ, dễ dàng xử lý, có thể vượt qua các chặng đường gồ ghề song vẫn đạt được tốc độ cần thiết. Góc cổ hẹp, tuy tăng tốc kém hơn Road Bike nhưng lại dễ điều khiển và rẽ ngoặt. Tay lái thẳng giúp tạo thế ngồi thẳng hơn và có viền chắn bùn.
Nhược điểm
Mặc dù có thiết kế tương đối tối ưu, song xe đạp thành phố (Hybrid bike) không phải là lựa chọn thích hợp để leo núi hoặc chinh phục các địa hình khó khăn.
Xe đạp không phanh (Fixed Gear Bike)
Fixed gear là loại xe đạp có cấu tạo tối giản các chi tiết, hoàn toàn không có phanh, đề, chắn bùn, gabaga hay chân chống. Điểm độc đáo của Fixed Gear là có thể sử dụng các loại ghi đông khác nhau tuỳ theo đặc điểm hay phong cách lái. Xe chuyển động nhờ dây xích nối giữa líp và đùi đĩa. Do đặc trưng của líp là bánh răng chết nên người chơi có thể phanh xe dựa trên nguyên tắc đạp ngược xe để đi lùi hoặc không đạp để xe dừng lại mà không chạy tiếp theo quán tính như xe thường. Vì thế Fixed gear còn được gọi là xe đạp không phanh. Là một chiếc xe cá tính, màu sắc bắt mắt và thời trang, Fixed gear hiện đang trở thành trào lưu của những bạn trẻ thích khám phá.
xe đạp không phanh
Xe đạp biểu diễn (BMX Bike)
Cũng có các bộ phận giống xe đạp thông thường nhưng kích thước khá nhỏ gọn. Đầu xe và phanh được thiết kế đặc biệt cho các màn nhào lộn, thực hiện những pha biểu diễn mạo hiểm. Loại xe này thường dành cho các bạn trẻ ưa thể thao cảm giác mạnh.
xe đạp biểu diễn
Xe đạp gấp (Folding Bike)
Đây là loại xe đạp thể thao được thiết kế theo cơ chế thông minh và đơn giản, xe đạp gấp có tính năng sử dụng linh hoạt, gọn nhẹ, có thể xếp lại để tiết kiệm không gian
xe đạp gấp
Xe đạp thể thao loại nào tốt
Trước khi quyết định chọn cho mình một chiếc xe đạp thể thao, bạn cần chắc rằng mình thực sự yêu thích và sẽ gắn bó lâu dài với loại phương tiện này. Đừng nên mua xe chỉ vì trào lưu, bởi vì chọn mua xe đạp thể thao không hề đơn giản như các loại xe thông thường, mà có rất nhiều yếu tố cần phải xem xét đến như :
Mục đích sử dụng
Vấn đề quan trọng nhất khi mua xe đạp thể thao là bạn sẽ dùng nó vào mục đích gì và quãng đường đi ra sao để cân nhắc chọn loại xe thích hợp. Nếu bạn đam mê tốc độ và chỉ di chuyển chủ yếu trên đường bằng thì Road bike là chiếc xe phù hợp nhất. Trong khi đó, MTB tuy có tốc độ chậm khi đi trên phố nhưng bù lại, nó có kiểu dáng khỏe khoắn và có thể chạy tốt trong mọi điều kiện đường xá. Còn nếu muốn tận dụng ưu điểm của 2 dòng xe trên thì Hybrid bike sẽ là lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, bạn có thể nghĩ đến một chiếc Touring bike cho những dự định du lịch của mình.
Đối tượng sử dụng
Tùy vào việc người dùng là nam hay nữ, trẻ em hay người lớn mà sẽ có những tiêu chuẩn lựa chọn xe riêng biệt. Mặc dù hiện nay, phụ nữ đi xe đạp thể thao của phái mạnh cũng không vấn đề gì nhưng do sự khác biệt về hình dáng cơ thể nên xe của phái yếu thường được thiết kế khung nhẹ hơn, tay lái, phanh, yên xe có cấu tạo đặc biệt để dễ điều chỉnh và kiểm soát hơn. Tương tự, bạn cũng cần lưu ý kích cỡ khung xe và đường kính của bánh khi chọn mua xe đạp thể thao dành cho trẻ em.
Chi phí
Tùy vào việc bạn lựa chọn xe nguyên chiếc hay xe lắp ráp, xe mới chính hãng hay mua xe cũ mà giá tiền cũng rất đa dạng. Ưu điểm của những mẫu xe mới, nhập nguyên chiếc là có thương hiệu, sẽ được giá khi bán lại; trong khi xe ráp thì thường được “dân sành xe” ưa dùng vì có thể lựa chọn phụ tùng theo sở thích cá nhân. Còn nếu bạn không rành về phụ tùng xe và chi phí có hạn thì mua xe đạp cũ cũng là một lựa chọn tốt. Ưu điểm của xe bãi là có thể mua được thương hiệu xe danh tiếng với giá khá mềm, nhưng thường phải thay thế một số phụ tùng bị hư hỏng hoặc đã lỗi thời.
Xe đạp thể thao có giá dao động từ vài triệu cho tới vài nghìn USD trên các trang rao vặt, tuỳ vào độ bền, tính năng sử dụng và thương hiệu. Hầu hết những người mới bắt đầu thường có xu hướng chọn xe giá bình dân nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bản thân.
Chọn kích cỡ xe
Bạn không nên mua xe đạp thể thao quá lớn hoặc quá nhỏ so với vóc người của mình, nó không những gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn trong khi vận hành. Bạn cần một chiếc xe có thể khiến mình cảm thấy thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài. Chọn xe đạp đúng kích thước là điều vô cùng quan trọng, phải đảm bảo rằng khung xe, yên và tay lái hoàn toàn phù hợp với tầm vóc cơ thể.
Tham khảo thêm:
Đánh giá nên mua xe đạp điện loại nào tốt nhất hiện nay
Tư vấn nên mua xe đạp tập thể dục loại nào tốt nhất hiện nay
Các loại phụ kiện xe đạp thể thao
Việc sử dụng xe đạp thể thao luôn cần đến một số phụ kiện tùy vào nhu cầu, dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua các loại phụ kiện phổ biến nhất.
Kệ, túi trữ đồ trên xe
Đây là loại phụ kiện nhằm để những đồ dùng cần thiết trên xe đạp thể thao. Một số loại tiêu biểu như giá để bình nước, túi gắn trên xe đạp, đai đeo bình nước, túi đeo đựng đồ…
Ghế trẻ em
Khi di chuyển trên xe cùng em bé thì có thể bạn sẽ cần gắn thêm một chiếc ghế trẻ em để cho bé ngồi.
Thiết bị định vị hoạt động và GPS
Đây là các thiết bị nhằm theo dõi tình trạng hoạt động cũng như vị trí của xe.
gps xe đạp thể thao
Thiết bị phun sương
Đây là thiết bị nhằm làm mát, bổ sung nước cho da, làm giảm mệt mỏi cho người đi xe đạp.
Đèn và phản quang
Đây là thiết bị gắn thêm vào xe đạp nhằm chiếu sáng hoặc phản quang cho xe khác nhận biết khi đi buổi tối.
Khóa xe
Khóa xe đạp dùng để đề phòng kể trộm.
Ngàm giữ xe
Thiết bị để gắn vào xe nhằm mục đích để đính thêm thiết bị nào đó vào xe đạp thể thao, chẳng hạn như đèn, định vị…
ngàm giữ xe đạp
Bơm xe
Thiết bị di động này dùng để bơm hơi vào bánh xe khi hết hơi.
Túi và bao phủ xe
Túi và bảo phủ để bảo vệ xe tránh khỏi sương, mưa, gió, nhất là vào ban đêm.
Găng tay, giày và mũ bảo hiểm
Hiện nay có các mẫu mã gay tay, giày đạp xe và mũ bảo hiểm chuyên sử dụng cho xe đạp.
Đồng hồ bấm giây
Đồng hồ bấm giây gắn trên xe đạp có tác dụng tốt khi muốn kiểm tra, theo dõi tốc độ đạp xe, hoặc khi tham gia cuộc đua.
Bộ dụng cụ sửa xe
Bộ dụng cụ sửa xe bao gồm các dụng cụ cần thiết để sửa chữa cơ bản cho xe khi xe gặp trục trặc.
Tham khảo các loại phụ kiện xe đạp thể thao trên Lazada tại đây
Phụ tùng xe đạp
Bên cạnh phụ kiện mang theo thì bạn cũng nên tìm hiểu về các loại phụ tùng của xe đạp thể thao để sửa chữa, thay thế hoặc nâng cấp khi cần thiết.
Khung xe
Khung xe luôn là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe đạp thể thao, việc thay thế khung xe chỉ thực hiện được với mẫu xe cùng loại hoặc tương đương.
Cần lái xe
Bên cạnh khung xe thì cần lái xe cũng rất quan trọng, bạn có thể gắn thêm tay nắm cho cần lái xe để cảm thấy thoải mái hơn.
Bàn đạp
Bàn đạp của xe đạp nếu bị cong, gãy thì có thể được thay thế khá đơn giản.
Yên xe, bọc yên xe
Yên xe và bọc yên xe là các phụ tùng mà người đi xe đạp thể thao rất quan tâm tới. Vì nó mang lại sự thoải mái cho người ngồi trên xe.
yên xe đạp thể thao
Bánh xe, săm xe
bánh xe đạp thì có thể ít phải thay thế nhưng săm xe có thể bị thủng và cần phải tay hoặc vá.
Rổ xe
Gắn thêm rổ xe sẽ giúp bạn để được nhiều đồ hơn khi di chuyển trên xe đạp.
Kèn, chuông
Kèn hoặc chuông gắn trên xe đạp là phương pháp cảnh báo phương tiện khác hoặc người đi bộ phù hợp.
Gương xe, kính xe
Xe đạp thể thao cũng có thể được trang bị gương để quan sát người đi phía sau. Kính xe là loại kính chuyên dùng cho người di xe đạp.
Phụ tùng khác
Ngoài các phụ tùng nêu trên, chúng ta còn biết đến một số loại phụ tùng khác nữa như bộ rửa xích xe đạp, chắn bùn, bộ vá xe, giá kẹp đèn pin, pin, má phanh, báo động chống trộm, chân