Wikimua Uncategorized Mẹ đừng vội cho trẻ ăn dặm khi chưa đọc bài viết này

Mẹ đừng vội cho trẻ ăn dặm khi chưa đọc bài viết này

Mẹ đừng vội cho trẻ ăn dặm khi chưa đọc bài viết này

Khi bắt đầu qua ngưỡng cửa 6 tháng tuổi, trẻ bước vào thời kỳ tập ăn dặm. Thời kỳ trẻ ăn dặm là thời kỳ mà bà mẹ nào có con nhỏ cũng đều vô cùng quan tâm vì nó rất quan trọng đối với sự phát triển đầu đời của trẻ. Mẹ đừng vội cho bé ăn dặm khi chưa đọc bài viết này. 

Tại sao cần cho trẻ ăn dặm

Ngay từ khi chào đời, sữa mẹ đã là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để trẻ phát triển. Tuy nhiên, bắt đầu từ 6 tháng trở đi, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần có thể tiêu hóa được những dạng thức ăn cơ bản, cùng với sự lớn lên của trẻ, trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển. Quan trọng hơn cả là trẻ bắt đầu có hoạt động cơ hàm nhai, nuốt và hệ tiêu hóa bắt đầu cần vận hàng để làm việc.

trẻ ăn dặm

Trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm

Ăn dặm thời điểm đầu chỉ là bổ sung thêm thực phẩm thêm cho trẻ, nguồn dinh dưỡng chính trẻ nhận được vẫn là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, trẻ bắt đầu có thể ăn dặm không có nghĩa là trẻ bỏ bú.

Khi nào thì nên cho trẻ ăn dặm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thời điểm tốt nhất để cho trẻ bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều gia đình cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

  • Nếu cho ăn dặm quá sớm trước thời điểm trẻ có thể ăn dặm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng trong hệ tiêu hóa của trẻ. Hệ tiêu hóa còn non nớt không đủ khả năng tiêu hóa những dạng thức ăn như trẻ lớn sẽ làm trẻ đi ngoài sống phân hoặc đau bụng, trướng bụng. Nghiêm trọng hơn, điều này ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ trong đường ruột.
  • Ngược lại, nếu cho trẻ ăn quá muộn, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ sữa không đủ hoặc có cho trẻ sử dụng thêm sữa công thức để đủ chất. Tuy nhiên, khi trẻ không tập vận động cơ hàm sớm sẽ làm cho khi lớn hơn trẻ phản ứng chậm với các hoạt động nhai và nuốt thức ăn.

Thực đơn cho trẻ ăn dặm phổ biến

Có rất nhiều thực đơn đa dạng có thể sử dụng để bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Một số cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm đơn giản mà đủ chất:

trẻ ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho trẻ

  • Cháo trứng gà + khoai lang: Đun cháo trắng cùng khoai lang ninh nhừ, khi đủ độ mềm để bé có thể ăn thì cho thêm lòng đỏ trứng gà vào đun chín.
  • Cháo tôm + rau dền: làm sạch, bỏ vỏ và xay tôm cho nguyễn, xay rau dền, sau đó nấu chung cùng cháo trắng đã ninh nhừ cho đến khi chín hẳn.
  • Cháo cá hồi + cải bó xôi: Cá hồi ngâm sữa để bớt tanh, bé dễ ăn hơn. Cải bó xôi xay rối. Khi cháo đã ninh nhừ sôi thì thả cá hồi vào, quấy cho thớ cá vỡ ra, sau đó cho rau cải vào đun sôi.
  • Cháo chim câu + bí đỏ: Chim câu lọc lấy thịt băm nhỏ, bí đỏ xay rối cho vào ninh nhừ cùng cháo trắng cho đến khi chín.
  • Cháo thịt bò + măng tây + phomai: Thịt bò xay nhỏ, măng tây lấy ngọn non xay nhỏ rồi cho vào đun cùng cháo trắng đến khi sôi thì cho thêm phomai quấy đều.

Các món cháo trên có thể thêm dầu cá hoặc dầu oliu khi cháo đã bớt nguội để bổ xung thêm omega 3 và 6 cho trẻ. Các món cũng có thể thêm phomai nếu trẻ thấy thích thú với vị phomai ngon ngậy trong cháo.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình cho trẻ ăn dặm

trẻ ăn dặm

Khi trẻ không muốn ăn

  • Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm.
  • Lựa chọn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ. Không ép trẻ ăn nếu tre không muốn vì có thể thức ăn không hợp khẩu vị hoặc trẻ đã bú no rồi. Nếu cố tình ép trẻ ăn sẽ làm cho trẻ ấn tượng mà sợ thức ăn, gây áp lực tâm lý cho trẻ, nếu thực sự trẻ đã no mà ép trẻ ăn có thể khiến dạ dày trẻ bị giãn đột ngột, trẻ bị đầy bụng, trào ngược dạ dày gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Theo dõi những thay đổi của trẻ sau khi trẻ ăn dặm xem trẻ có bị dị ứng với loại thức ăn nào không, trẻ có bị khó tiêu hay không thích hợp với loại thức ăn nào, trẻ thích thú với món ăn gì. Phân của trẻ khi thải ra có tiêu hóa được dạng thức ăn đó không, trẻ có bị đi ngoài không.
  • Lựa chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có dư lượng những chất hóa học độc hại. Quá trình sơ chế cần giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh để xảy ra tình trạng thực phẩm không còn tươi ngon, hoặc thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn khi để ngoài môi trường quá lâu.
  • Luôn bên cạnh trẻ trong quá trình ăn dặm để đảm bảo an toàn cho trẻ trong những trường hợp dị ứng, nghẹn, hóc.

Lưu ý: Nếu không có thời gian đi chợ lúc sáng sớm để chọn được nguyên liệu nấu ăn tươi mới nhất, bố mẹ có thể đặt mua online tại các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm sạch. Chẳng hạn adayroi.com có chương trình giao hàng trong 2 giờ với đơn hàng thực phẩm tươi sống cùng với rất nhiều khuyến mãi. Mua trên Adayroi cũng như bố mẹ trực tiếp ra Vinmart mua vậy, không sợ đồ kém tươi hay nguồn gốc không rõ ràng.

Hoặc nếu không thì còn một địa chỉ chuyên đặt nguyên liệu nấu ăn là ucancook.vn với những ứng dụng khá hay như gợi ý công thức nấu ăn và các nguyên liệu cần dùng, mẹo vặt,… Trang web này bán tất cả các nguyên liệu cần dùng như gia vị, thịt cá, rau củ, sữa,… nên bố mẹ tha hồ đặt hàng mà không cần mất công tự mình đi mua. Đặc biệt đồ ăn được đóng gói và vận chuyển rất cẩn thận để không làm hỏng thực phẩm.

Trên đây là những lưu ý quan trọng mà bố mẹ nào trước khi cho trẻ ăn dặm cũng nên đọc kỹ. Chúc bé yêu của bạn mau ăn chóng lớn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post