Wikimua Uncategorized Phân biệt trẻ ho thế nào nguy hiểm cần đi bác sỹ ngay

Phân biệt trẻ ho thế nào nguy hiểm cần đi bác sỹ ngay

Phân biệt trẻ ho thế nào nguy hiểm cần đi bác sỹ ngay

Đa số các trường hợp ho của trẻ là do bị nhiễm lạnh thông thường và không đáng ngại. Tuy nhiên không lúc nào ba mẹ cũng có thể mất cảnh giác với những tiếng ho của trẻ. Sau đây là cách phân biệt các trường hợp ho huy hiểm cần phải đi khám bác sỹ ngay

Dấu hiệu trẻ ho thế nào nguy hiểm cần đi bác sỹ?

1. Cơn ho của trẻ khởi phát ở mức độ vừa, nhưng càng về sau càng ho nặng. 

2. Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi: Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:

• Trẻ dưới hai tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.

• Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.

• Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, 40 lần/phút trở lên là thở nhanh. 

3. Trẻ phải gắng sức mới thở được, khi thở, trẻ bị rút hõm ngực, và co thắt lồng ngực. Với trẻ khỏe mạnh, khi hít vào, phần dưới lồng ngực thông thường sẽ phình ra. Tuy nhiên, ở những trẻ bị viêm phổi, phần dưới lồng ngực không phình ra mà lại lõm vào.

4. Thở nhanh và gắng sức là những biểu hiện để cơ thể có được oxy, duy trì cho các hoạt động sống. Tuy nhiên, sức chịu đựng của cơ thể cũng có giới hạn nhất định. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, thậm chí ngưng thở.

5. Cơ thể tím tái: Tím tái là biểu hiện ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Trẻ có triệu chứng này cần đưa đi cấp cứu kịp thời vì đây là dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi nặng.

Bắt bệnh chuẩn xác qua tiếng ho của trẻ

Ho khàn tiếng

Biểu hiện: Bé ho kèm ngạt mũi nhưng giấc ngủ vẫn yên và kéo dài vài giờ. Khi bé ho bạn có thể nghe thấy rõ ràng âm thanh khàn đục.

Nguyên nhân: Viên thanh quảnh hoặc khí quản. Bệnh thường gặp từ tháng 10 đến tháng 3 và xảy ra với các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Cách xử lý: Khi bé có cơn ho hãy bế bé dậy để giúp đường thở thư giãn. Sử dụng máy phun sương để tạo không khí ẩm giúp bé thở dễ dàng hơn và đảm bảo cho bé uống nhiều nước. Nếu tình trạng khó thở của bé kéo đài hãy đưa bé đi bác sỹ để được kiểm tra

Ho có đờm

Biểu hiện: Khi bé ho nghe như có gì mắc lại khiến tiếng ho không rõ ràng, bé thường bị kèm theo sổ mũi và viêm họng.

Nguyên nhân: Do cảm lạnh và thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trung bình 1 năm trẻ sẽ bị từ 6 đến 10 lần cảm lạnh

Cách xử lý: Cảm lạnh không phải do bé bị lạnh là do vi rút gây ra nên trong trường hợp này sẽ không dùng kháng sinh. Thay vào đó bạn nên rửa mũi thường xuyên cho bé để tránh nước mũi chảy xuống họng sẽ gây viêm nhiễm và khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên nếu trẻ bị chảy nước mũi xanh và kèm theo sốt dai dẳng lúc này có thể là bé đã bị nhiễm khuẩn viêm nhiễm hãy đưa bé đến bác sỹ

Ho khan

Biểu hiện: Bé ho nhiều theo từng cơn dài nhất là khi bé hoạt động mạnh hoặc vào ban đêm. Khi bé ho bạn có thể thấy lồng ngực bé bị rút lõm xuống

Nguyên nhân: Đường ống dẫn khí trong phổi (phế quản) bị viêm và co thắt, và tiết ra nhiều chất nhày khiến bé bị kích thích nhiều. Ho khan thường xảy ra vào mùa đông nhiều hơn hoặc do bé bị mắc 1 số bệnh mãn tính như hen phế quản

Cách xử lý: Bạn cần cho bé đi khám bác sỹ ngay để tìm ra nguyên nhân xem bé có bị hen hay mắc căn bệnh nào không để có hướng điều trị tốt nhất

Ho mệt lả

Biểu hiện: Bé ho mệt đến mức không muốn chơi chỉ muốn nằm. Tiếng kho khàn kèm theo sốt, sổ mũi và đau nhức cơ.

Nguyên nhân: Cúm hoặc virut tấn công vào hệ hô hấp. Cúm có thời gian ủ bệnh dài vì thế trước khi bé bị đổ bệnh vài ngàu vẫn chơi bình thường. Cúm lây rất dễ nên khi bé hắt hơi thì cũng đủ để virut cúm bay khắp phòng và lây sang người khác

Cách xử lý: Cho bé uống nhiều nước, sữa kèm theo thuốc hạ sốt  và giảm đau. Cúm có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng nên bạn có thể chủ động cho bé đi tiêm nhé

Ho có tiếng khò khè, tiếng rít

Biểu hiện: Bé ho kèm theo tiếng rít khò khè kèm theo nhịp thở nhanh

Nguyên nhân: Viêm tiểu phế quản hoặc vi rút hợp bào hô hấp (RSV) khiến đường ống dẫn khí bị sưng và chứa nhiều dịch nhày( đờm). CHính những dịch này sẽ khiến bé bị khó thở

Cách xử lý: Cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều, đồng thời cho bé đến bác sỹ nếu bé khó thở hoặc không chịu uống. Với kiểu ho này nếu bé nặng có thể sẽ phải nhập viện thở ô xi truyền dịch hoặc dùng thuốc

Ho gà

Biểu hiện: bé ho dữ hội theo từng cơn, mỗi lần ho bé dặn đỏ hết mặt mũi. Giữa những cơn ho bé bị khó thở và phát ra các tiếng rít kì lạ. Ho có thể thành cơn liên tục và kết thúc bằng việc bé bị ọe hoặc nôn, bé có thể bị ngừng thở trong chốc lát, và môi tím lại do không nhận được đủ ô xi.

Nguyên nhân: Do virut ho gà tấn công lớp niêm mạc đường hô hấp dẫn tới viêm nhiễm và khiến đường thở bị hẹp

Cách xử lý: Trẻ cần nhập viện ngay để bác sỹ tiến hành kiểm tra xem phải ho gà hay không. Nếu đúng sẽ được nhập viện để điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh sẽ làm hết nhiễm trùng sau khoảng 5 ngày nếu được bắt đầu đủ sớm, nhưng triệu chứng ho của bé có thể kéo dài vài tháng và cũng tái phát nếu sau đó bé bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Trên đâu là các dấu hiệu để giúp các bố mẹ có thể bắt bệnh được cho bé thông qua tiếng ho. Phân biệt được ho thế nào là nguy hiểm cần phải đi bác sỹ ngay và ho thế nào có thể điều trị tại nhà. Hy vọng với những thông tin này các bậc phụ huynh sẽ an tâm hơn trong việc chăm sóc và theo dõi khi con mình bị ho

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post