Wikimua Uncategorized Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh máy làm đá viên

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh máy làm đá viên

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh máy làm đá viên

Hiện nay, xu hướng kinh doanh đá viên đang ngày càng mở rộng và phát triển. Tuy nhiên kinh doanh lĩnh vực này liệu có đem lại lợi nhuận nhiều như nhiều bạn vẫn nghĩ không trong khi chi phí đầu tư mua máy làm đá viên, mở xưởng khá cao?

Bản thân mình đã và đang kinh doanh loại hình này được khoảng 2 năm rồi! Tuy không dài nhưng cũng rút ra một số kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Vậy nên nay mình sẽ dành chút thời gian chia sẻ với mọi ngươi 1 số điều liên quan đến kinh doanh đá viên sạch. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang có ý định đi theo con đường này nhé!

may-lam-da-vien-01

A. Các bước đơn giản bắt đầu kinh doanh, mua máy làm đá viên 

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bởi vậy, vào những ngày hè thời tiết có thể nóng tới 40 độ C và lượng đá viên vào mùa nắng nóng vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc giao bán đá viên thường được cung cấp bởi các cửa hàng nhỏ làm đá. Và việc quá tải là điều không thể tránh khỏi!

Điều này khiến không chỉ chúng ta cảm thấy khó chịu, háo nước mà còn là cơ hội để các cơ sở kinh doanh đá viên ngày càng áp đảo thị trường. Làm sao để giải quyết vấn đề này? Một cách đơn giản là tự kinh doanh đá viên để mở rộng thị trường, cung cấp nguồn hàng dồi dào cho mọi nhà.

Không chỉ kinh doanh đá viên mà hầu hết khi bạn kinh doanh bất kể một lĩnh vực nào đều phải trải qua những bước cơ bản dưới đây:

1. Điều tra nhu cầu thị trường

Việc đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng gì là nghiên cứu thị trường. Các chiến lược khảo sát, phân tích thị trường giúp bạn có hướng đi đúng đắn và kế hoạch kinh doanh cụ thể để nắm bắt và chinh phục thị trường đá viên.

Nhìn chung, thị trường đá viên khá mới mẻ. Các nơi cung cấp đá viên thường là những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và nguồn cung thấp. Bởi vậy, việc lựa chọn được xem là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, tùy từng khu vực đô thị hay nông thôn mà thị phần ở mỗi nơi phân bổ khác nhau. Một số câu hỏi bạn phải trả lời trước khi kinh doanh máy làm đá:

  • Thị trường đá viên ở nơi bạn có ý định đầu tư đã bão hòa chưa? Mỗi tháng, mỗi năm người dân tiêu thụ bao nhiêu tấn đá viên, bao nhiêu tiền?
  • Mọi người ở xung quanh bạn thích sử dụng đá viên hay đá cây hơn? Đá viên thường được đối tượng nào sử dụng nhiều nhất? Tại địa phương mình, các quán cafe, tiệm giải khát hay các trường học có nhu cầu sử dụng đá viên khá lớn. Bởi vậy, cơ sở đầu tiên của mình đặt ở nơi tập trung những đối tượng này.
  • Sản phẩm bạn định đưa ra thị trường có thu hút được khách hàng? Mẫu mã, kích thước, số lượng như thế nào?
  • Máy làm đá viên có nhiều công suất từ 60kg – 30 tấn mỗi ngày. Bởi vậy việc thống kê chi tiết lượng tiêu thụ sẽ giúp bạn chọn máy làm đá phù hợp với khả năng tiếp nhận của thị trường.
  • Đối thủ cạnh tranh? Có bao nhiêu hộ kinh doanh đá viên trên địa bàn của bạn? Họ có những thuận lợi và khó khăn gì? Ngoài việc cạnh tranh với những người cũng kinh doanh máy bán đá viên, bạn còn phải xem xét tới máy bán đá cây.

2. Vị trí mở nhà máy và xưởng sản xuất

Sau khi hiểu rõ thị trường, bạn cần xác định vị trí mở nhà máy và xưởng sản xuất. Bạn nên đặt xưởng ở gần trường học, quán café, trà sữa,… những khu vực có nhu cầu sử dụng nhiều đá viên mỗi ngày. Tùy vào hiểu biết của bản thân mà bạn chọn những vị trí phù hợp nhất.

Kho bảo quản đá lạnh nên được đặt sát đường lớn để dễ dàng lắp đặt, sửa chữa khi có rủi ro phát sinh. Tuy chi phí lắp đặt ở những nơi thành thị sẽ cao hơn những nơi thưa dân, nhưng đây cũng chính là một cách truyền thông cho quy trình sản xuất chuyên nghiệp của máy làm đá.

Mặt khác, những nơi tập trung đông dân cư sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn có cơ hội kết hợp thêm nhiều đối tác làm ăn lâu dài, mở rộng kinh doanh.

may-lam-da-vien-02

3. Các thủ tục giấy tờ đăng ký kinh doanh, mở doanh nghiệp

Nhìn chung, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng khá đơn giản. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị là:

  • Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy thuê mặt bằng hoặc hợp đồng thuê mặt kinh doanh (đã công chứng)
  • Bản sao chứng minh nhân dân, bản sao các giấy tờ liên quan tới quyền sở hữu tài sản,…

Để cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn cần tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện kinh doanh như: Không xây dựng gần những nơi bị ô nhiễm, nguồn nước sạch được thiết kế đảm bảo chất lượng và có các biện pháp xử lý chất thải,…

Để tránh trường hợp các thủ tục chồng chéo, bạn nên lập kế hoạch và triển khai thực hiện nhanh chóng.

4. Tính toán các chi phí

Là một người “làm kinh tế”, tính toán chi phí đầu vào cần được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ.

4.1. Chi phí làm giấy tờ kinh doanh

Các thủ tục và giấy tờ đăng ký kinh doanh cũng như các giấy tờ liên quan tới quá trình hoạt động đều được tuân thủ pháp luật. Cụ thể:

  • Phí đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và Đầu tư là 30.000 đồng. Phí công chứng giấy tờ và các phí phát sinh khác chưa tới 300.000 đồng.
  • Sau khi làm thủ tục đăng ký, mình phải làm thủ tục hồ sơ thuế. Những khoản thuế phải nộp: Thuế môn bài ( 3 triệu đồng nộp 1 lần cho cả năm với số vốn điều lệ của cơ sở mình là 30 tỷ), thuế GTGT, thuế môi trường,… tất cả chi phí vào khoảng 40 triệu đồng chưa tính tới các chi phí bên ngoài phát sinh.

4.2. Chi phí mua máy làm đá viên, kho lạnh

Giá cả của máy làm đá sẽ quyết định tới chất lượng đá viên. Tùy vào khả năng tài chính mà cân nhắc loại máy phù hợp. Tuy nhiên, máy làm đá cần đảm bảo hoạt động tốt, không vì ham rẻ mà mua loại chất lượng kém để đá làm ra vừa ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vừa tốn kém chi phí sửa chữa sau này.

Giá máy làm đá viên trên thị trường hiện nay khá đa dạng, tùy thuộc vào công suất và máy của đơn vị nào cung cấp. Nếu số vốn đầu tư ít bạn có thể chọn những máy làm đá công suất dưới 100kg/ ngày giá chỉ từ 27 triệu thôi.

Nếu khu vực bạn kinh doanh nhu cầu sử dụng đá viên nhiều đạt khoảng tầm 500kg – 1 tấn/ ngày, bạn tham khảo các máy có giá từ 100 triệu – 200 triệu nhé! Còn nhu câu nhiều hơn, bạn cứ mạnh tay đầu tư máy làm đá từ 2 tần trở lên giá khoảng 229 triệu.

Nhưng theo mình, nếu mới bắt đầu kinh doanh bạn chọn máy công suất vừa phải thôi, sau này làm ăn tốt, thu hồi vốn thì tiếp tục đầu tư nâng cấp máy thêm! Cơ sở mình hiện tại đang dùng máy 460kg/ ngày của bên Viet An, giá mua đầu vào bao gồm tất cả các chi phí vận chuyển, lắp đặt là 99 triệu.

may-lam-da-vien-03

4.3. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Việc kinh doanh tại địa phương sẽ tạo công ăn việc làm cho những người dân ở đây. Để đảm bảo mức chi phí bỏ ra xứng đáng với chất lượng nhân công, bạn cần tham khảo giá cả lao động ở đây và sẵn sàng mở các lớp đào tạo nghề để đáp ứng tiêu chí đề ra. Một chút quan tâm nhỏ tới đội ngũ nhân viên cũng là chất xúc tác thúc đẩy quá trình kinh doanh thuận lợi hơn rất nhiều đấy. Như hiện tại quê mình thì chi phí thuê nhân công 1 ngày 8 tiếng khoảng 150k.

4.4. Chi phí vận chuyển đá viên

Nên hợp tác với các đơn vị vận chuyển gần cơ sở để giảm thiểu chi phí. Nhờ việc hợp tác với những shipper mà hệ thống mình khá chủ động trong việc vận chuyển đá viên tới các cửa hàng, trường học bất kể thời gian nào.

4.5. Chi phí thiết kế tem, nhãn

Máy làm đá viên cần một lượng bao bì khá lớn để đựng và vận chuyển đá. Vì vậy, việc thiết kế tem, nhãn cho bao bì làm sao vừa độc đáo, thu hút khách hàng, vừa mang thương hiệu riêng mà lại tiết kiệm là một bài toán khó mà bạn cần giải quyết. Với 1 túi đá viên 5kg, bạn cần tem nhãn khoảng 1.000 – 1.200 đồng.

may-lam-da-vien-04

4.6. Điện năng tiêu thụ

Để sản xuất đá viên thì chi phí chủ yếu là tiền điện. Với sản lượng  460kg/1 ngày thì chi phí tiền điện chỉ có 375.000đ. Nếu sản lượng càng lớn thì chi phí tiền điện kwh/1kg đá viên càng giảm. Với mức giá 1000đ/1kg đá viên thì doanh thu sẽ là: 10.000.000đ/ ngày.

4.7. Chi phí cấp nước + Nguồn vật tư tiêu hao

Nhiệt độ nguồn nước đầu vào cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất đá. Nếu nước đầu vào quá nóng, thời gian hạ nhiệt sẽ lâu, điều này tiêu tốn rất nhiều vật tư và tiền bạc. Tìm những biện pháp giảm nhiệt độ nguồn nước tự nhiên sẽ là cách tốt nhất để giảm thiểu khoản chi phí này.

4.8. Bao lâu thì thu hồi vốn?

Thông thường, chỉ từ 1 năm bạn đã có thể thu hồi vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Thời gian này có thể lệch một chút tùy vào quy mô vốn đầu tư và kế hoạch quản lý, kinh doanh của bạn. Công ty của mình sau 1 năm 3 tháng hoạt động đã bắt đầu thu lợi nhuận và đầu tư mở rộng thêm một cơ sở mới ở quận lân cận. Vậy mới nói, thị trường đá viên đúng là cái nôi “hái ra tiền”.

B. Các điểm cần lưu ý khi mở xưởng kinh doanh đá viên

Bên trên là các bước cơ bản để tham gia vào thị trường kinh doanh máy làm đá viên. Bất kỳ công việc nào khi bắt đầu chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn, trở ngại. Một số lưu ý nhỏ khi quyết định mở xưởng:

  • Hình dạng đá viên làm ra có đều nhau không, máy được bảo hành trong thời gian bao lâu?
  • Công ty cung cấp máy làm đá có cam kết và ưu đãi gì với chúng ta? Nên chọn những địa điểm uy tín để được hỗ trợ kỹ thuật kịp thời.

Mong rằng những thông tin mình chia sẻ sẽ bổ ích cho các bạn giúp các bạn bắt đầu kinh doanh đá viên dễ dàng hơn!

Nếu có điều gì thắc mắc cần tư vấn chi tiết hơn các bạn có thể liên hệ với mình theo số điện thoại 0989.022.022. Ngoài ra, các bạn cũng có thể comment trực tiếp dưới bài viết này nhé! Mình sẽ hỗ trợ với những bạn muốn tìm hiểu về máy làm đá viên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Post